Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 20

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 94: Quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê Sơ và danh sách 13 đạo thừa tuyên em thấy có gì khác với nước Đại Việt thời Trần.

Trả lời:

Quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê Sơ, khi so sánh với nước Đại Việt thời Trần ta thấy có những điểm khác nhau cơ bản sau:

- Đất nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, chia nhỏ đất nước ra để cai trị.

- Phạm vi các đạo này căn bản được phân chia khoa học, phù hợp với đặc trưng riêng của từng vùng miền.

- Bộ máy chính trị thời Lê Sơ được hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời Trần. Các đơn vị hành chính địa phương được phân chia rõ ràng hơn.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 96: Việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trong "Đại Việt sử kí toàn thư"?

Trả lời:

Tổ chức quân đội thời Lê Sơ:

- Quân đội thời Lê Sơ tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Quân đội được chia làm hai bộ phận chính là quân triều đình và quân ở địa phương. Bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí của quân đội thời này là sử dụng đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận để rèn luyện và củng cố đội quân.

- Đối với những đội quân mạnh sẽ được bố trí ở những vùng biên giới để bảo vệ lãnh thổ đất nước.

Nhận xét: Chủ trương của nhà Lê Sơ đối với lãnh thổ đất nước là kiên quyết bảo vệ từng mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc, bằng bất cứ giá nào cũng cần giữ vững toàn vẹn lãnh thổ.

Bài 1 trang 96 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

Trả lời:

Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ: Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và hoàn chỉnh thời Lê Thánh Tông.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua là các quan đại thần, ở triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn khác.

- Ở địa phương:

Thời Lê Thánh Tông cả nước gồm 15 đạo, dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã. Đứng đầu mỗi đạo là ba ti.

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ:

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Bài 2 trang 96 Lịch Sử 7: Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật.

Trả lời:

Những đóng góp của Lê Thánh Tông là rất lớn:

- Trong việc xây dựng bộ máy nhà nước: Hoàn chỉnh bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương một cách chặt chẽ, rõ ràng. Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

- Pháp luật: Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay bộ Hồng Đức với nhiều nội dung tiến bộ, chặt chẽ.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 97: Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp.

Trả lời:

Nhận xét:

- Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp.

- Các chính sách rất phù hợp với hoàn cảnh đất nước: vừa mới trải qua thời kì đô hộ của nhà Minh và chiến tranh kéo dài nhiều năm nên rất nhiều ruộng đất bỏ hoang và nhiều dân phiêu tán. Để giải quyết tình trạng này, vua Lê đã cho 25 vạn binh lính về quê làm ruộng đồng thời kêu gọi dân phiêu tán về quê sản xuất. Đồng thời đặt ra các chức quan chuyên lo về nông nghiệp.

=> Với chính sách quan tâm của nhà nước, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 98: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?

Trả lời:

Nghề thủ công nghiệp phát triển, quy mô sản xuất được mở rộng

- Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã ngày càng phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…

- Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác), sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền.

- Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 98: Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ?

Trả lời:

Nhận xét:

Nhà nước chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước thời Lê Sơ có ý nghĩa lớn: Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, chịu nhiều cực khổ.

=> Đây là chính sách tiến bộ, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Bài 1 trang 99 Lịch Sử 7: Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ?

Trả lời:

Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ:

- Nông nghiệp: Nhà nước quan tâm khôi phục và phát triển, ban hành cách chính sách khuyến khích như: Chú trọng khai hoang, kêu gọi nhân dân về quê làm ruộng và cho 25 vạn lính về quê sản xuất; đặt ra các chức quan chuyên lo về nông nghiệp, đặt phép quân điền, cấm giết trâu, bò bừa bãi…

- Thủ công nghiệp:

+ Các ngành nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…

+ Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác), sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền.

+ Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

- Thương nghiệp:

+ Khuyến khích lập chợ, họp chợ.

+ Duy trì việc buôn bán với nước ngoài.

Bài 2 trang 99 Lịch Sử 7: Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào?

Trả lời:

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ:

- Vua, quan, quý tộc

- Địa chủ phong kiến

- Nông dân

- Thương nhân, thợ thủ công

- Nô tì

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 100: Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê Sơ?

Trả lời:

Nhận xét về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ:

- Nhà nước rất quan tâm đến phát triển giáo dục. Độc tôn Nho học.

Giáo dục và thi cử phát triển có ý nghĩa rất lớn:

+ Là cơ sở đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Việc tuyển chọn quan lại chủ yếu dựa vào thi cử, xây dựng bộ máy quan liêu nhiều nhân tài.

+ Trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 100: Em có nhận xét gì về tình hình văn học thời Lê sơ?

Trả lời:

Nhận xét về tình hình văn học thời Lê sơ:

- Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế.

- Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng.

=> Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Bài 1 trang 101 Lịch Sử 7: Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ?

Trả lời:

Thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục Đại Việt thời Lê sơ:

- Văn hóa:

+ Văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm tiếp tục phát triển. Một số tác phẩm nổi tiếng như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập…

+ Sử học: Tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam sơn thực lục…

+ Địa lý học có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật:

Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển, nhất là tuồng chèo.

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển đặc sắc tại các cung điện, lăng tẩm tại Lam Kinh.

- Giáo dục:

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội – Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

Bài 2 trang 101 Lịch Sử 7: Vì sao nước Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên?

Trả lời:

Nước Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu vì:

- Hoàn cảnh đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh.

- Nhân dân tin yêu và một lòng nghe theo triều đình trung ương.

- Nhà nước có nhiều chính sách hợp lý, khuyến khích, quan tâm đến phát triển đất nước về mọi mặt.

- Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 102: Em hãy nêu lên những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét sau đây của vua Lê Thánh Tông?

Trả lời:

Vua Lê Thánh Tông đã nhận xét:

“Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo các văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho đất nước, lại được vua tin, quý trọng”.

Những đóng góp của Nguyễn Trãi:

- Nguyễn Trãi có công rất lớn trong thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đối với việc xây dựng và phát triển đất nước thời Lê sơ.

- Là một danh nhân văn hóa thế giới có nhiều tác phẩm có giá trị “làm vẻ vang cho nước” như: Quân Trung Từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo…

=> Ông luôn nêu cao tinh thần nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 103: Em hãy kể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV?

Trả lời:

Những đóng góp của Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV:

Lê Thánh Tông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ:

- Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái.

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.

- Ông sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, Châu cơ thắng thưởng…

Bài 1 trang 103 Lịch Sử 7: Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt?

Trả lời:

Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt. Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự, một anh hùng dân tộc mà ông còn là một danh nhân văn hóa thế giới.

- Nguyễn Trãi có công rất lớn trong thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đối với việc xây dựng và phát triển đất nước thời Lê sơ.

- Là một danh nhân văn hóa thế giới có nhiều tác phẩm có giá trị “làm vẻ vang cho nước” như: Quân Trung Từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo…

Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. Ông luôn nêu cao tinh thần nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

=> Với những đóng góp to lớn đó mà tên tuổi và tư tưởng của ông không chỉ rạng rỡ trong lịch sử mà còn ở hiện tại và tương lai.

Bài 2 trang 103 Lịch Sử 7: Em biết gì về vua Lê Thánh Tông?

Trả lời:

Tiểu sử: Lê Thánh Tông, húy là Tư Thành, con thứ tư của vua Lê Thái Tông và mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao. Năm 1445, ông được phong làm Bình Nguyên Vương, năm 1460 ông lên ngôi vua khi mới 18 tuổi.

Sự nghiệp: Vua Lê Thánh Tông vừa là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự vừa là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ:

- Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái.

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.

- Ông sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, Châu cơ thắng thưởng…

Đánh giá bài viết
10 3.296
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch sử 7 ngắn nhất

    Xem thêm