Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 3

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 3 trang 9: Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến?

Trả lời:

Giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiến vì:

- Giai cấp tư sản: Có tiền lực về kinh tế nhưng không có địa vị về chính trị. Họ đại diện cho nền sản xuất tiến bộ, mong muốn thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển.

- Ngược lại, giai cấp quý tộc phong kiến muốn duy trì những đặc quyền phong kiến nên hạn chế sự phát triển của công thương nghiệp.

-> Để giải quyết mâu thuẫn đó, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiến.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 3 trang 9: Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả kích trật tự xã hội phong kiến.

- Đề cao giá trị con người, con người phải được tự do phát triển.

- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 3 trang 10: Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo?

Trả lời:

Nguyên nhân xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo là:

- Trong suốt hơn 1000 năm, giai cấp phong kiến Châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki – tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Vì thế giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội làm cản trở bước tiến của trong quá trình đấu tranh với quý tộc phong kiến.

=> Vì vậy, họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 3 trang 10: Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ và Can-vanh?

Trả lời:

- M. Lu Thơ (Đức): Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của giáo hoàng, chỉ trích những giáo lý giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục nghi lễ phiền toái mà quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

- Can - vanh (Thụy Sĩ): hình thành một giáo phái mới gọi là đạo Tin lành đối lập với Ki-tô giáo cũ.

Bài 1 trang 10 Lịch Sử 7: Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng là gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân xuất hiện:

+ Giai cấp tư sản: Có tiềm lực về kinh tế nhưng không có địa vị về chính trị. Họ đại diện cho nền sản xuất tiến bộ, mong muốn thúc đẩy nền kinh tế công thương phát triển.

+ Ngược lại, giai cấp quý tộc phong kiến muốn duy trì những đặc quyền phong kiến nên hạn chế sự phát triển của công thương nghiệp.

=> Để giải quyết mâu thuẫn đó, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiến. Nhưng không thể đối đầu trực tiếp bằng vũ lực nên họ lựa chọn con đường đấu tranh bằng con đường văn hóa.

=> Xuất hiện phong trào văn hóa Phục hưng.

- Nội dung tư tưởng:

+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả kích trật tự xã hội phong kiến.

+ Đề cao giá trị con người, con người phải được tự do phát triển.

Bài 2 trang 10 Lịch Sử 7: Phong trào Cải cách tôn giáo đã có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ?

Trả lời:

Tác động:

- Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ, Can-vanh nhanh chóng lan rộng ra các nước châu Âu. Ra đời các giáo phái cải cách được họi là Tân giáo, đối đầu và mâu thuẫn với Cựu giáo.

- Cuộc cải cách tôn giáo còn làm thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh rộng lớn của nông dân ở Đức. => Đây được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu.

Đánh giá bài viết
13 1.998
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch sử 7 ngắn nhất

    Xem thêm