Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại Châu Âu

Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại Châu Âu

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại Châu Âu. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì?

Bằng những tác phẩm của mình, họ đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến.

Trả lời:

Bằng những tác phẩm của mình, họ đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đã phá trật tự xã hội phong kiến. Giờ đây thần thánh không còn là những nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học, Kinh thánh của nhà thờ không còn là chân lí. Ngược lại, giá trị chân chính của con người được đề cao; con người phải được tự do phát triển. Văn hoá Phục hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

2. Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

Trả lời:

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.

Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh v.v…

Tại Thụy Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.

3. Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ và Can-vanh.

Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức.

Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ và Can-vanh.

Trả lời:

Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.

Tại Thụy Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo.

4. Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hoá Phục hưng.

Nội dung phong trào lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, đã phá trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật.

Trả lời:

Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hoá Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng. Dựa vào nội dung mục 1 để trả lời. Cần nêu rõ do sự kìm hãm của chế độ phong kiến đối với các giá trị văn hoá, sự lớn mạnh của giai cấp tư sản về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị, xã hội là nguyên nhân cơ bản dẫn tới bùng nổ phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Nội dung phong trào lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, đã phá trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật.

5. Phong trào Cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ?

Trả lời:

Phong trào Cải cách tôn giáo dã có tác động trực tiếp đến xã hội châu Âu thời bấy giờ:

- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.

- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: Đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.

Đánh giá bài viết
43 5.066
Sắp xếp theo

Lịch sử lớp 7

Xem thêm