Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 5: Ấn Độ thời phong kiến

Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 5: Ấn Độ thời phong kiến. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm. Lời giải bài tập Lịch sử 7 này sẽ giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Ấn Độ thời Phong Kiến.

*Vương triều Gupta: (TK IV – VI).

- Luyện kim rất phát triển, công cụ sắt sử dụng rộng rãi

- Nghề thủ công: Dệt, chế tạo kim hoàn. Khắc trên ngà voi…

* Vương quốc Hồi giáo Đê li (XII – XVI)

- Chiếm ruộng đất.

- Cấm đoán đạo Hinđu, mâu thuẫn dân tộc căng thẳng.

* Vương triều Môgôn (TK XVI – giữa Thế kỉ XIX).

Thực hiện các biện pháp để xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá.

2. Văn hoá Ấn Độ:

- Chữ viết: Chữ Phạn.

Ấn Độ thời phong kiến

Chữ Phạn (Sankrit)

- Văn hoá: Sử thi đồ sộ, kịch, thơ ca…

- Kinh Vê- đa.

- Kiến trúc: Kiến trúc Hin- đu và kiến trúc Phật giáo

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Sự phát triển của Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp - ta được biểu hiện như thế nào?

* Gợi ý:

Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ở miền Bắc Ấn Độ cả về kinh tế, xã hội và văn hoá.

- Về kinh tế: Cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

- Xã hội: Xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.

- Văn hoá: Dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn... (phần chữ in nghiêng nhỏ tr. 16, SGK).

2. Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ?

Trả lời:

- Khoảng 2500 năm TCN đến 1500 TCN, dọc theo hai bờ sông Ấn, sông Hằng ở vùng Đồng Bắc Ân đã xuất hiện những thành thị của người Ấn.

- Các thành thị tiểu vương quốc này liên kết với nhau hình thành nhà nước Ma-ga-đa rộng lớn ở hạ lưu sông Hằng. Đến cuối thế kỉ III TCN, dưới thời vua A-sô-ca, đất nước Ma-ga-đa phát triển hùng mạnh.

3. Em hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ.

Trả lời:

Dựa vào nội dung mục 2, SGK để trả lời. Cần chỉ rõ sự khác biệt về việc thực thi chính sách của hai vương triều mặc dù, đều do người nước ngoài cai trị Ấn Độ:

- Chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li (của người Hồi giáo): Quý tộc Hồi giáo chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, cấm đoán đạo Hin-đu, khiến mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc.

- Chính sách cai trị của Vương triều Ấn Độ Mô-gôn (của người Mông cổ): Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá.

4. Em hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ.

Trả lời:

Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ:

Để hoàn thành bài tập này, các em cần dựa vào nội dung cả 3 mục trong SGK. Cần chú ý, bảng niên biểu phải thể hiện đủ các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ gồm cả thời cổ đại và trung đại (phong kiến). Có thể lập bảng theo mẫu sau:

Ấn Độ thời phong kiến

1. Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hoá?

Trả lời:

Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu về văn hoá:

- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Ấn Độ thời phong kiến

Đánh giá bài viết
34 15.788
Sắp xếp theo

Lịch sử lớp 7

Xem thêm