Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 38

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 38 trang 124: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

Trả lời:

- Ếch đồng sống ở nới ẩm ướt hoặc ở nước, tránh ánh sáng mặt trời, hoạt động chủ yếu ban đêm.

- Thằn lằn bóng đuôi dài sống ở nơi khô ráo, ưa phơi nắng, hoạt động ban ngày.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 38 trang 125: - Quan sát hình 38.1, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau:

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn

STT

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Ý nghĩa thích nghi

1

Da khô, có vảy sừng bao bọc

2

Có cổ dài

3

Mắt có mi cử động, có nước mắt

4

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

5

Thân dài, đuôi rất dài

6

Bàn chân có năm ngón có vuốt

Những câu lựa chọn

A. Tham gia di chuyển trên cạn; B. Động lực chính của di chuyển; C. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ; D. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô; E. Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng; G. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

- Thảo luận nhóm: Dựa vào 6 đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng nêu ở bảng trên, hãy so sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng để thấy thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.

Trả lời:

STT

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Ý nghĩa thích nghi

1

Da khô, có vảy sừng bao bọc

G

2

Có cổ dài

E

3

Mắt có mi cử động, có nước mắt

D

4

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

C

5

Thân dài, đuôi rất dài

B

6

Bàn chân có năm ngón có vuốt

A

- So sánh với ếch đồng:

Thằn lằn bóng đuôi dài

Ếch đồng

Da khô, có vảy sừng bao bọc

Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí

Có cổ dài

Cổ rất ngắn

Mắt có mi cử động, có nước mắt

Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

Tai có màng nhĩ

Thân dài, đuôi rất dài

Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

Bàn chân có năm ngón có vuốt

Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt

Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

Câu 1 trang 126 Sinh học 7: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

Trả lời:

- Da khô, có vảy sừng bao bọc → tránh bốc hơi nước

- Cổ dài → phát huy vai trò các giác quan trên đầu

- Mắt có mi cử động, có nước mắt → tránh khô mắt

- Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu → nghe được trên cạn

- Thân dài, đuôi rất dài → giúp di chuyển trên cạn

- Bàn chân có năm ngón có vuốt → bám vào đất khi di chuyển.

Câu 2 trang 126 Sinh học 7: Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi.

Trả lời:

- Thứ tự động tác:

+ Bước 1: chi trước bên phải và chi sau bên trái chạm vào đất, đuôi uốn về bên phải.

+ Bước 2: chi trước bên trái và chi sau bên phải chạm vào đất, đuôi uốn về bên trái.

=> Tóm lại, chi trước và chi sau kết hợp bên trái ngược nhau, đuôi uốn về cùng phía với chi trước.

- Vai trò của thân và đuôi: thân co, duỗi và sự uốn cong của đuôi giúp thằn lằn đẩy về phía trước.

Đánh giá bài viết
10 2.311
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 7 ngắn nhất

    Xem thêm