Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Giải bài tập SGK Sinh học 8: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 18 trang 58:

- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?

- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào?

Trả lời:

- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co), sự co dãn của động mạch; máu chảy trong tĩnh mạch là nhờ sức đẩy do sự co bóp cơ bắp quanh tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

- Máu chảy trong tĩnh mạch là nhờ sức đẩy do sự co bóp cơ bắp quanh tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 18 trang 59: Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim, mạch.

Trả lời:

- Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh tức giận

- Hoạt động thể dục thể thao điều độ, hợp lí.

- Ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng

- Không sử dụng các chất kích thích như heroin, rượu…

- Kiểm tra sức khỏe định kì

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 18 trang 60: Đề ra các biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch.

Trả lời:

- Rèn luyện thể lực vừa sức, thường xuyên và đều đặn.

- Làm việc vừa sức.

- Xoa bóp ngoài ra giúp cho toàn bộ hệ mạch được lưu thông tốt.

Câu 1 trang 60 Sinh học 8: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào?

Trả lời:

Lực đẩy ở động mạch là do lực co của tâm thất + lực co của động mạch giúp đẩy máu từ tâm thất vào tĩnh mạch, và ở tĩnh mạch là lực co của cơ bắp quanh tĩnh mạch để đưa máu từ tĩnh mạch về tim.

Câu 2 trang 60 Sinh học 8: Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo?

Trả lời:

- Chỉ số ở các vận động viên lâu năm:

Thời điểm

Chỉ số

Ý nghĩa

Lúc nghỉ ngơi

40 – 60 nhịp/phút

- Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn - Khả năng tăng năng suất của tim tốt hơn nhiều.

Hoạt động gắng sức

180 – 220 nhịp/phút

Tăng khả năng hoạt động của cơ thể.

- Giải thích: Số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo do tim sẽ co mạnh hơn, đẩy máu đi được nhiều hơn trong 1 lần, hay nói cách khác là tim hoạt động hiệu quả hơn.

Câu 3 trang 60 Sinh học 8: Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nahna có hại cho tim mạch.

Trả lời:

- Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho tim, chế độ dinh dưỡng cân bằng

- Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh tức giận

- Hoạt động thể dục thể thao điều độ, hợp lí.

- Không sử dụng các chất kích thích như heroin, rượu…

- Kiểm tra sức khỏe định kì

Câu 4 trang 60 Sinh học 8: Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.

Trả lời:

- Rèn luyện thể lực vừa sức, thường xuyên và đều đặn.

- Làm việc vừa sức.

- Xoa bóp ngoài ra giúp cho toàn bộ hệ mạch được lưu thông tốt.

Đánh giá bài viết
9 2.941
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 8 ngắn nhất

    Xem thêm