Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Tin học 11 bài 9

Tin học 11 - Cấu trúc rẽ nhánh

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Tin học 11 bài 9, tài liệu kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Tin học một cách hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Giải bài tập Tin học 11 bài 9 Cấu trúc rẽ nhánh vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các nội dung về bài 9 Cấu trúc rẽ nhánh môn Tin học lớp 11. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được khái niệm và ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh, khái niệm và ví dụ về câu lệnh if-then, khái niệm và ví dụ câu lệnh ghép... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Giải bài tập Tin học 11 bài Cấu trúc rẽ nhánh

1. Rẽ nhánh

Cấu trúc rẽ nhánh: Cấu trúc dùng để diễn đạt một việc sẽ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được thỏa mãn.

Rẽ nhánh bao gồm 2 loại:

+ Dạng thiếu: Nếu … thì

Ví dụ: Nếu trời nắng thì chúng ta sẽ đi chơi.

Vậy nếu trời không nắng thì chúng ta làm gì còn chưa biết.

+ Dạng đủ: Nếu … thì …, nếu không thì.

Ví dụ: Nếu trời nắng thì chúng ta sẽ đi chơi, nếu không thì chúng ta sẽ ở đọc truyện ở nhà.

Vậy nếu trời không nắng chúng ta sẽ ở nhà đọc truyện.

2. Câu lệnh if-then

Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh if-then. Tương ứng với hai dạng thiếu và đủ nói ở trên, Pascal có hai câu lệnh if-then.

a) Dạng thiếu

if<điều kiện> then <câu lệnh>;

b) Dạng đủ

if<điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

Trong đó:

+ Điều kiện là biểu thức logic.

+ Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu lệnh của Pascal.

Ở dạng thiếu: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng (có giá trị true) thì câu lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.

Ở dạng đủ: điều kiện cũng được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.

Ví dụ:

If d<=0 writeln(‘day la so duong’);

If a mod 3=0 then writeln(‘a chia het cho 3’)

Else writeln(‘a khong chia het cho 3’);

3. Câu lệnh ghép

Trong nhiều trường hợp, sau một số từ khóa (như then hoặc else) phải là một lệnh đơn. Nhưng trong nhiều trường hợp các thao tác sau những tên dành riêng đòi hỏi không chỉ một mà là nhiều câu lệnh để mô tả. Trong trường hợp như vậy, ngôn ngữ lập trình cho phép gộp một dãy các câu lệnh thành một câu lệnh ghép.

Trong Pascal câu lệnh ghép có dạng:

Begin
<các câu lệnh>;
End;

Thuật ngữ câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 trong các câu lệnh if-then ở mục trên có thể là câu lệnh ghép.

Ví dụ:

If D<0 then writeln(‘Phuong trinh vo nghiem’)

Else

Begin

X1:=(-b-sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);

X2:=-b/a-x1;

End;

Ví dụ 2:

Viết chương trình tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai:

ax2+bx+c = 0 với a ≠ 0.

Program gptb2;
Uses crt;
Var 	a,b,c:real;
	D,X1,X2:real;
Begin
	Clrscr;
	Write(‘a,b,c:’);
Readln(a,b,c);
D:=b*b-4*a*c;
If D<0 then writeln(‘Phuong trinh vo nghiem’)
Else
	Begin
		X1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);
		X2:=-b/a-X1;
Writeln(‘X1=’,X1:8:3,’ X2=’,X2:8:3);
	End;
Readln;
End.

--------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Giải bài tập Tin học 11 bài 9 Cấu trúc rẽ nhánh, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Tin học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 2.427
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Tin học 11

    Xem thêm