Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 21

Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp câu hỏi tình huống trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 1 trang 62 Bài tập tình huống GDCD 8: Có người cho rằng đạo đức xã hội có trước pháp luật. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai?

Trả lời:

Theo em ý kiến trên là đúng, bởi vì đạo đức xuất hiện khi chưa có nhà nước và pháp luật. Khi các chuẩn mực đạo đức chưa đủ tính bắt buộc để điều chỉnh hành vi của con người thì pháp luật xuất hiện.

Bài 2 trang 62 Bài tập tình huống GDCD 8: Tùng là học sinh chậm tiến của lớp: Thường xuyên đi học muộn, không học bài làm bài, nhiều lúc còn đánh nhau với các bạn ở trong và ngoài trường. Trong dịp tết, Tùng còn bị công an giữ xe đạp vì tội đua xe. Câu hỏi:

- Tùng đã vi phạm hành vi đạo đức, pháp luật nào?

- Ai có quyền xử lí việc vi phạm của Tùng?

Trả lời:

- Tùng đã vi phạm hành vi đạo đức, pháp luật là: Vi phạm kỉ luật (thường xuyên đi học muộn, không học bài làm bài), bên cạnh đó Tùng còn vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe (đánh người)

- Việc nghỉ học, đi học muộn thì ban giám hiệu nhà trường có quyền xử lí, còn việc đánh nhau thì cơ quan nhà nước có quyền xử lí.

Bài 3 trang 62 Bài tập tình huống GDCD 8: Em hãy cho biết ý kiến đúng về việc đề ra nội quy của trường và pháp luật của xã hội.

- Nhà trường cần thiết phải đề ra nội quy.

- Thực hiện nội quy là biện pháp tốt nhất để quản lí nhà trường.

- Xã hội không ổn định nếu không đề ra pháp luật.

Trả lời:

Cả 3 phương án trên đều đúng.

Bài 4 trang 63 Bài tập tình huống GDCD 8: Hai anh em nhà anh A được bố mẹ để lại cho một mảnh đất xã H, thuộc quận mới của thành phố. Vì khoản lợi lớn do mảnh đất này đem lại mà hai anh em đã xảy ra tranh chấp về tài sản thừa kế. Câu hỏi:

- Ai có quyền xử lí việc tranh chấp đất đai giữa hai anh em.

- Hành vi trên thuộc loại vi phạm đạo đức hay pháp luật.

Trả lời:

- Cơ quan hành chính nhà nước có quyền xử lí việc tranh chấp trên.

- Hành vi trên thuộc cả vi phạm đạo đức và pháp luật.

Bài 5 trang 63 Bài tập tình huống GDCD 8: Do hoàn cảnh khó khăn, chị H được địa phương cấp vốn để sản xuất, chăn nuôi. Nhưng vì lợi ích trước mắt, chị H dùng tiền cho vay lấy lãi và cuối cùng bị lừa hết cả vốn lẫn lãi. Câu hỏi:

- Em cho biết ý kiến về hành vi của chị H.

- Cơ quan nào sẽ giúp chị H đòi lại số tiền đó?

Trả lời:

- Hành vi của chị H vừa vi phạm đạo đức và pháp luật. Chỉ vì lợi ích trước mắt mà chị H đã dùng số tiền trái nghĩa.

- Cơ quan sẽ giúp cho chị H đòi lại số tiền đó là cơ quan công an nhà nước.

Bài 6 trang 63 Bài tập tình huống GDCD 8: Hãy đánh dấu X vào cột phù hợp với các hành vi sau đây

Trả lời:

Hành vi

Đạo đức

Pháp luật

- Kính già, yêu trẻ

x

- Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt

x

- Kinh doanh phải đóng thuế

x

- Thừa kế tài sản của bố mẹ

x

- Con cái có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ

x

- Của chồng, công vợ

x

Bài 7 trang 64 Bài tập tình huống GDCD 8: Những hành vi nào sau đây thuộc về nội quy, quy phạm pháp luật đối với học sinh

Trả lời:

Hành vi

Nội quy

Quy phạm pháp luật

- Đi học đúng giờ

x

- Mua đầy đủ vở ghi, sách giáo khoa

x

- Mặc đồng phục khi đến trường

x

- Lễ phép với thầy, cô giáo

x

- Không đi xe đạp hàng ba

x

- Không đá bóng đá dưới lòng đường

x

- Trả lại của rơi cho người bị mất

x

- Không quay cóp

x

- Bảo vệ của công

x

Bài 8 trang 64 Bài tập tình huống GDCD 8: Giải thích câu ca dao sau:

“Trăm năm bia đá thì mòn,

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Trả lời:

- Trăm năm tượng trưng cho thời gian rất dài. Bia đá tượng trưng cho những gì vững chắc, bền lâu. Ý câu thứ nhất là mọi vật chất cuối cùng đều bị hủy hoại trước sức tàn phá của thời gian.

- Bia miệng: Dư luận xã hội lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ: Những chuyện tốt đẹp, vẻ vang hay xấu xa của một cá nhân hay một tầng lớp nào đó trong xã hội sẽ được người đời nhắc nhở mãi.

- Vì bia miệng có sức lưu truyền như vậy nên ông cha ta khuyên con cháu phải sống cho thanh cao, trong sạch, biết quý trọng danh dự, đúng với đạo lí làm người.

Bài 9 trang 64 Bài tập tình huống GDCD 8: Hành vi nào sau đây trái với đạo đức hoặc pháp luật?

Trả lời:

Hành vi

Đạo đức

Pháp luật

Vi phạm Luật Giao thông

x

Buôn bán trẻ em

x

Làm hàng giả

x

Giết người, cướp của

x

Buôn lậu

x

Trốn thuế

x

Rủ rê bạn bè nghiện hút

x

Vô lễ với thầy cô giáo

x

Không chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ già

x

x

Nói dối

x

x

Hối lộ, tham nhũng

x

Coi khinh người nghèo khổ

x

Ruồng bỏ người tàn tật

x

Bài 10 trang 65 Bài tập tình huống GDCD 8: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của công dân:

- Trình độ dân trí.

- Sự phát triển của nền kinh tế.

- Ý thức công dân.

- Phong tục tập quán.

Trả lời:

Theo em nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của công dân là: ý thức công dân.

Ngoài các bài Giải bài tập tình huống GDCD 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Giải bài tập GDCD lớp 8 (ngắn nhất), Giải SBT GDCD 8, Giải bài tập GDCD 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 3.098
Sắp xếp theo

    Giải bài tập tình huống GDCD 8

    Xem thêm