Giải bài tập tình huống GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực

Giải bài tập tình huống GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

I. Em đọc truyện (trang 8 Bài tập tình huống GDCD 7)

Câu 1: Qua câu chuyện trên, em thấy Dũng có nghiêm túc trong việc làm bài kiểm tra không? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó.

Trả lời:

Qua câu chuyện, em thấy Dũng là người rất nghiêm túc khi làm bài kiểm tra bởi vì mặc dù không làm được bài nhưng Dũng vẫn không nhìn bài Nhi và còn nói thành thật với cô giáo: “Bài toán đố em không làm được ạ, nhưng em không nhìn bài của bạn, em xin hứa lần sau sẽ làm được”.

Câu 2: Vì sao Dũng không làm được hết bài? Bạn Nhi ngồi cạnh Dũng đã nói gì?

Trả lời:

Dũng không làm được bài vì bài toán đố khó so với Dũng.

Bạn Nhi ngồi cạnh đã nói: “Tớ làm ra rồi, chép đi, đây này”.

Câu 3: Thái độ của Dũng như thế nào khi không làm được bài và trước những lời nói của Nhi?

Trả lời:

Thái độ của Dũng khi không làm được bài và trước những lời nói của Nhi:

- Khi không làm được bài, Dũng cắn bút, đọc đi đọc lại câu hỏi. Dũng hết sức lo lắng và luống cuống, hai tay nóng bừng.

- Khi nghe Nhi nói muốn cho Dũng nhìn bài, ban đầu Dũng nhất định không nhìn nhưng sau đó Dũng lại đấu tranh suy nghĩ giữa việc nên nhìn bài hay không nhìn bài Nhi. Tuy nhiên cuối cùng bạn ấy đã quyết định không nhìn bài Nhi và thừa nhận mình không làm được bài với cô giáo.

II. Em suy nghĩ (trang 9 Bài tập tình huống GDCD 7)

Câu 1: Tình huống nào sau đây thể hiện sự trung thực hoặc không trung thực? Hãy nghi vào vở!

1. Bà Năm mỗi tháng bán được khoảng 5000m vải nhưng chỉ kê khai để nộp thuế có 4000m.

2. Tâm trót làm vỡ lọ hoa quý của bố. Trong khi đó con mèo ở gia đình cũng đã nhiều lần chạy, nhảy làm đổ vỡ nhiều thứ. Tâm định nói với bố mẹ là mèo làm vỡ lọ hoa đó. Nhưng khi bố mẹ về Tâm tự nhận là mình làm vỡ lọ hoa đó

Trả lời:

Hành vi trung thực là (1).

Hành vi không trung thực là (2).

Câu 2: Tìm những từ trái nghĩa với trung thực.

Trả lời:

Từ trái nghĩa với trung thực là: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...

III. Bài học rút ra

Em hãy rút ra bài học về đạo đức, ý thức công dân và ghi vào vở.

Trả lời:

- Không có tài sản nào quý giá bằng lòng trung thực, lòng trung thực chính là nền tảng cho một nhân cách. Lòng trung thực khiến cho mọi người xung quanh tin tưởng và yêu quý chúng ta hơn.

- Chúng ta cần thay đổi từ những thứ nhỏ nhất, đôi khi thay đổi cả những thói quen xấu để dần dần chúng ta nhận ra lòng trung thực nó đáng trân quý đến nhường nào. Những hành động đơn giản như khi xảy ra lỗi phải biết nhận lỗi, kể câu chuyện đúng sự thật, trung thực trong thi cử,… chỉ những việc nhỏ vậy thôi có thể giúp ta thay đổi không chỉ riêng bản thân mà còn thay đổi cả những người xung quanh, khiến họ có tầm nhìn khác về thế giới, về lòng trung thực.

.......................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải bài tập tình huống GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Giải bài tập GDCD 7, ... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
19 5.965
Sắp xếp theo

    Giải SBT GDCD 7

    Xem thêm