Toán lớp 4 trang 112 Phân số bằng nhau

Giải bài tập trang 112 SGK Toán 4: Phân số bằng nhau là tài liệu tham khảo với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 4. Các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán.

>> Bài trước: Toán lớp 4 trang 110 Luyện tập phân số và phép chia số tự nhiên

Lý thuyết Phân số bằng nhau

a) Có hai băng giấy bằng nhau.

Lý thuyết phân số bằng nhau

Chia băng giấy thứ nhất thành 4 phần bằng nhau và tô màu 3 phần, tức là tô màu \dfrac{3}{4} bằng giấy.

Chia băng giấy thứ nhất thành 8 phần bằng nhau và tô màu 6 phần, tức là tô màu\dfrac{6}{8}bằng giấy.

Ta thấy: \dfrac{3}{4}bằng giấy bằng\dfrac{6}{8} bằng giấy.

Như vậy: \dfrac{3}{4}=\dfrac{6}{8}.

b) Nhận xét: \dfrac{3}{4}=\dfrac{3\times 2}{4\times 2}=\dfrac{6}{8}\dfrac{6}{8}=\dfrac{6:2}{8:2=4}=\dfrac{3}{4}.

Từ nhận xét này, có thể nêu tính chất cơ bản của phân số như sau:

• Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

• Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.

>> Chi tiết: Lý thuyết Toán lớp 4: Phân số bằng nhau. Rút gọn phân số

Hướng dẫn giải bài PHÂN SỐ BẰNG NHAU – SGK Toán 4 (bài 1, 2, 3 SGK Toán lớp 4 trang 112). Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu đáp án sau đây. 

Toán lớp 4 trang 112 Bài 1

Viết số thích hợp vào ô trống:

a)\dfrac{2}{5} = \dfrac{2\times3}{5\times3}=\dfrac{{\Box}}{{\Box}} ;

\dfrac{4}{7} = \dfrac{4\times2}{7\times2}=\dfrac{{\Box}}{{\Box}} ;

\dfrac{3}{8} = \dfrac{3\times{\Box}}{8\times4}=\dfrac{{\Box}}{{\Box}}

\dfrac{6}{15} = \dfrac{6\,\,:\,\,{\Box}}{15\,:\,{\Box}}=\dfrac{2}{5};

\dfrac{15}{35} = \dfrac{15\,:\,{\Box}}{35\,:\,{\Box}}=\dfrac{3}{{\Box}} ;

\dfrac{48}{16} = \dfrac{48\,:\,8}{16\,:\,{\Box}}=\dfrac{{\Box}}{{\Box}}

b) \dfrac{2}{3}= \dfrac{{\Box}}{6} ;

\dfrac{18}{60}= \dfrac{3}{{\Box}} ;

\dfrac{56}{32}= \dfrac{{\Box}}{4};

\dfrac{3}{4}= \dfrac{{\Box}}{16}.

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất cơ bản của phân số:

- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

- Nếu chia cả tử và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Đáp án:

a) \dfrac{2}{5} = \dfrac{2\times3}{5\times3}=\dfrac{6}{15};

\dfrac{4}{7} = \dfrac{4\times2}{7\times2}=\dfrac{8}{14};

\dfrac{3}{8} = \dfrac{3\times4}{8\times4}=\dfrac{12}{32}

\dfrac{6}{15} = \dfrac{6\,\,:\,3}{15\,:\,3}=\dfrac{2}{5};

\dfrac{15}{35} = \dfrac{15\,:\,5}{35\,:\,5}=\dfrac{3}{7};

\dfrac{48}{16} = \dfrac{48\,:\,8}{16\,:\,8}=\dfrac{6}{2}

b)\dfrac{2}{3}= \dfrac{4}{6};

\dfrac{18}{60}= \dfrac{3}{10};

\dfrac{56}{32}= \dfrac{7}{4};

\dfrac{3}{4}= \dfrac{12}{16}

Toán lớp 4 trang 112 Bài 2

Tính rồi so sánh kết quả:

a) 18 : 3 và (18 x 4) : (3 x 4)

b) 81 : 9 và (81 : 3) : (9 : 3)

Nhận xét: Nếu nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia với (cho) cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không thay đổi.

Phương pháp giải:

Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Đáp án:

a) 18 : 3 = 6

(18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6

Vậy kết quả của 18 : 3 và (18 x 4) : (3 x 4) bằng nhau.

b) 81 : 9 = 9

(81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9

Vậy kết quả của 81 : 9 và (81 : 3) : (9 : 3) bằng nhau.

Toán lớp 4 trang 112 Bài 3

Viết số thích hợp vào ô trống:

a) \dfrac{50}{75} = \dfrac{10}{{\Box}} = \dfrac{{\Box}}{3}

b)\dfrac{3}{5} = \dfrac{{\Box}}{10} = \dfrac{9}{{\Box}}= \dfrac{{\Box}}{20}

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất cơ bản của phân số:

- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

- Nếu chia cả tử và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Đáp án:

a) \dfrac{50}{75} = \dfrac{50:5}{75:5} =\dfrac{10}{15} ;

\dfrac{10}{15} = \dfrac{10:5}{15:5} =\dfrac{2}{3} ;

\dfrac{3}{5} = \dfrac{3\times2}{5\times2} =\dfrac{6}{10} ;

b) \dfrac{3}{5} = \dfrac{3\times3}{5\times3} =\dfrac{9}{15} ;

\dfrac{3}{5} = \dfrac{3\times4}{5\times4} =\dfrac{12}{20} .

Vậy ta có kết quả như sau:

a) \dfrac{50}{75} = \dfrac{10}{15} = \dfrac{2}{3}

b)\dfrac{3}{5} = \dfrac{6}{10} = \dfrac{9}{15}= \dfrac{12}{20}

Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 114 SGK Toán 4: Rút gọn phân số

Bài tập Phân số bằng nhau

..............

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa, Tin học theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đánh giá bài viết
668 183.889
6 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Hân
    Gia Hân

    hay ghê

    Thích Phản hồi 29/01/21
    • minh tran quang
      minh tran quang

      hay ghê

      Thích Phản hồi 14/12/21
      • minh tran quang
        minh tran quang

        l ny anh nhe

        Thích Phản hồi 14/12/21
        • Lee Dwuc Trsy
          Lee Dwuc Trsy

          bài 1 câu b) caau1 sai


          Thích Phản hồi 26/01/22
          • Hùng Bùi
            Hùng Bùi

            hai phân số nào nhân vs nhau để bằng 18 pần 28


            Thích Phản hồi 03/03/22
            • Đức tiến Lê
              Đức tiến Lê

              mik thấy dễ 

              Thích Phản hồi 03/04/22

              Giải bài tập Toán 4

              Xem thêm