Giải bài tập trang 157, 158 SGK Vật lý lớp 9: Định luật bảo toàn năng lượng

Giải bài tập trang 157, 158 SGK Vật lý lớp 9: Định luật bảo toàn năng lượng

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 157, 158 SGK Vật lý 9 do VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp. Tài liệu nhằm hệ thống lại kiến thức về định luật bảo toàn năng lượng, đồng thời giúp các bạn học sinh nắm được cách giải các bài tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúc các bạn học tập tốt!

Giải bài tập trang 154, 155, 156 SGK Vật lý lớp 9: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng

Giải bài tập trang 146, 147, 148 SGK Vật lý lớp 9: Các tác dụng của ánh sáng

Giải bài tập trang 144, 145 SGK Vật lý lớp 9: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

Giải bài tập trang 143 SGK Vật lý lớp 9: Sự trộn các ánh sáng màu

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Định luật bảo toàn năng lượng

Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc chuyển từ vật này sang vật khác.

Giải bài tập trang 157, 158 SGK Vật lý lớp 9

Câu 1. Hãy chỉ rõ thế năng và động năng của viên bi đã biến đổi như thế nào khi viên bi chuyển động từ A đến C rồi từ C đến B.

Giải bài tập trang 157, 158 SGK Vật lý lớp 9

Hướng dẫn giải:

  • Từ A đến C: Thế năng biến đổi thành động năng.
  • Từ C đến B: Động năng biến đổi thành thế năng.

Câu 2. So sánh thế năng ban đầu mà ta cung cấp cho viên bi ở vị trí A và thế năng mà bi có ở điểm B.

Giải bài tập trang 157, 158 SGK Vật lý lớp 9

Hướng dẫn giải: Thế năng của viên bi ở vị trí A lớn hơn thế năng mà viên bi có ở điểm B.

Câu 3. Thiết bị thí nghiệm trên có thể làm cho viên bi có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta cung cấp cho nó lúc ban đầu không? Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài cơ năng ra còn có dạng năng lượng nào xuất hiện không?

Hướng dẫn giải: Viên bi không thể có nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta cung cấp cho nó lúc ban đầu. Ngoài cơ năng ra còn có nhiệt năng xuất hiện do ma sát.

Câu 4. Hãy chỉ ra trong thí nghiệm này, năng lượng đã được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào qua mỗi bộ phận?

Hướng dẫn giải:

  • Trong máy phát điện: Cơ năng biến đổi thành điện năng.
  • Trong động cơ điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng.

Câu 5. So sánh thế năng ban đầu cung cấp cho quả nặng A và thế năng mà quả nặng B thu được khi lên đến vị trí cao nhất. Vì sao có sự hao hụt thế năng này?

Hướng dẫn giải:

  • Thế năng ban đầu cung cấp cho quả nặng A lớn hơn thế năng mà quả nặng B thu được.
  • Khi quả nặng A rơi xuống, chỉ có một phần thế năng biến đổi thành điện năng, còn một phần biến thành động năng của chính quả nặng. Khi dòng điện làm cho động cơ điện quay, kéo quả nặng B lên thì chỉ có một phần điện năng biến thành cơ năng, còn một phần thành nhiệt năng làm nóng đầu dây dẫn. Do những hao phí trên nên thế năng mà quả nặng B thu được nhỏ hơn thế năng ban đầu của quả nặng A.

Câu 6. Hãy giải thích vì sao không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu?

Hướng dẫn giải: Động cơ vĩnh cửu không thể hoạt động được vì trái với định luật bảo toàn năng lượng. Động cơ hoạt động được là có cơ năng. Cơ năng này không thể tự sinh ra. Muốn có cơ năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu (dùng năng lượng của nước hay củi đốt than, củi, dầu..).

Câu 7. Trên hình 60.3 vẽ một bếp củi đun cải tiến. Hãy giải thích vì sao dùng loại bếp này lại tiết kiệm được củi đun hơn là dùng kiềng ba chân ở hình 60.4.

Giải bài tập trang 157, 158 SGK Vật lý lớp 9

Hướng dẫn giải: Nhiệt năng do củi cung cấp một phần vào nồi làm nóng nước, phần còn lại truyền cho môi trường xung quanh theo định luật bảo toàn năng lượng. Bếp củi cải tiến có vách cách nhiệt, giữ cho nhiệt năng ít bị truyền ra ngoài, tận dụng được nhiệt năng để đun hai nồi nước, do vậy dùng loại bếp này lại tiết kiệm được củi đun hơn là dùng kiềng ba chân.

Đánh giá bài viết
1 482
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Vật Lí 9

    Xem thêm