Toán lớp 4 trang 160, 161: Ôn tập về số tự nhiên

Giải bài tập trang 160, 161 SGK Toán 4: Ôn tập về số tự nhiên bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Lời giải bài tập Toán 4 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập cấu tạo cách đọc viết các số tự nhiên, phép cộng trừ các số tự nhiên. Sau đây mời các em cùng tham khảo hướng dẫn giải bài Ôn tập về Số tự nhiên – SGK toán 4 (bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 160-161/SGK Toán 4) dưới đây.

Giải Toán lớp 4 trang 160 câu 1

Viết theo mẫu:

Đọc sốViết sốSố gồm có
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám24 3082 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư
1 237 005
8 triệu, 4 nghìn, 9 chục

Phương pháp giải:

Để đọc hoặc viết các số tự nhiên ta đọc hoặc viết từ hàng cao tới hàng thấp, hay từ trái sang phải.

Đáp án

Đọc sốViết sốSố gồm có
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám24 3082 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư160 2741 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị
Hai triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm1 237 0051 triệu, 2 trăm nghìn, ba chục nghìn, 7 nghìn, 5 đơn vị
Tám triệu không trăm linh tư nghìn không trăm linh chín8 004 0908 triệu, 4 nghìn, 9 chục

Giải Toán lớp 4 trang 160 câu 2

Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)

1763; 5794; 20292; 190909

Mẫu: 1763 = 1000 + 700 + 60 + 3

Phương pháp giải

Xác định xem các chữ số thuộc hàng nào rồi viết số thành tổng.

Đáp án

5794 = 500 + 700 + 90 + 4

20292 = 20000 + 200 + 90 + 2

190909 = 100000 + 90000 + 900 + 9

Giải Toán lớp 4 trang 160 câu 3

a) Đọc các số sau và nêu rõ chữ số 5 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào:

67 358; 851 904; 3 205 700; 195 080 126

b) Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau:

103; 1379; 8932; 13 064; 3 265 910

Phương pháp giải

- Để đọc các số tự nhiên ta đọc từ hàng cao tới hàng thấp, hay từ trái sang phải.

- Lớp đơn vị gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.

- Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

- Lớp triệu gồm hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.

Đáp án

a) 67358 đọc là: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám

Trong số 67358 thì chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị.

851904 đọc là: Tám trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm linh tư.

Trong số 851904, chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn.

3205700 đọc là: Ba triệu hai trăm linh năm nghìn bảy trăm.

Trong số 3205700, chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn.

195080126 đọc là: Một trăm chín mươi lăm triệu không trăm tám mươi nghìn một trăm ha mươi sáu.

Trong số 195080126, chữ số 5 thuộc hàng triệu, lớp triệu

b) Chữ số 3 trong số 103 có giá trị là 3

Chữ số 3 trong số 1379 có giá trị là 300

Chữ số 3 trong số 8932 có giá trị là 30

Chữ số 3 trong số 13064 có giá trị là 3000

Chữ số 3 trong số 3265910 có giá trị là 3000000

Giải Toán lớp 4 trang 160 câu 4

a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau bao nhiêu đơn vị?

b) Số tự nhiên bé nhất là số nào?

c) Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao?

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết về dãy số tự nhiên.

Đáp án

a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị.

b) Số tự nhiên bé nhất là số 0.

c) Không có số tự nhiên nào lớn nhất, vì thêm vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau số đó.

Giải Toán lớp 4 trang 161 câu 5

Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:

a) Ba chữ số tự nhiên liên tiếp:

67; ... ; 69

798; 799;....

... ...; 1000; 1001

b) Ba số chẵn liên tiếp:

8; 10; ...

98; ...; 102

...; 1000; 1002

c) Ba số lẻ liên tiếp:

51; 53; ...

199; ...; 203

...; 999; 1001

Phương pháp giải

- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.

- Hai số chẵn (hoặc hai số lẻ) liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.

Đáp án

a) Ba chữ số tự nhiên liên tiếp:

67; 68; 69

798; 799; 800

999; 1000; 1001

b) Ba số chẵn liên tiếp:

8; 10; 12

98; 100; 102

998; 1000; 1002

c) Ba số lẻ liên tiếp:

51; 53; 55

199; 201; 203

997; 999; 1001

Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 161 SGK Toán 4: Ôn tập về số tự nhiên

Lý thuyết Ôn tập về số tự nhiên

1. Dãy số tự nhiên Toán lớp 4

a) Dãy số tự nhiên

- Các số: 0; 1; 2; 3; ...; 9; 10; ...; 100; ...; 1000; ... là các số tự nhiên.

- Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên:

0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; ...

- Có thể biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số:

Lý thuyết Ôn tập về số tự nhiên

Số 0 ứng với điểm gốc của tia số. Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số.

- Trong dãy số tự nhiên:

+ Thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau số đó. Vì vậy, không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.

Chẳng hạn, số 1000 thêm 1 được số tự nhiên liền sau là 1001, số 1001 thêm 1 được số tự nhiên liền sau là 1002, …

+ Bớt 1 vào bất kì số nào (khác số 0) cũng được số tự nhiên liền trước số đó.

Chẳng hạn, bớt 1 ở số 1 được số tự nhiên liền trước là số 0.

Không có số tự nhiên nào liền trước số 0 nên số 0 là số tự nhiên bé nhất.

Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.

b) Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Trong cách viết số tự nhiên:

- Ở mỗi hàng có thể viết được một chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.

Chẳng hạn: 10 đơn vị = 1 chục

10 chục = 1 trăm

10 trăm = 1 nghìn

- Với mười chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.

Chẳng hạn: Số “chín trăm chín mươi chín” viết là: 999

Số “hai nghìn không trăm linh năm” viết là: 2005

Số “sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba” viết là: 685402793.

Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.

Chẳng hạn, số 111 có ba chữ số 1, kể từ phải sang trái mỗi chữ số 1 lần lượt nhận giá trị là 1; 10 ; 100.

Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.

2. Hàng và lớp

Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.

Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.

Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu.

3. So sánh các số tự nhiên

Trong hai số tự nhiên:

- Số nào có nhiều chữ số hơn thì số kia lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

- Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.

- Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

4. Một số dấu hiệu chia hết lớp 4

a) Dấu hiệu chia hết cho 2

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.

b) Dấu hiệu chia hết cho 5:

Các số có chữ số tận cùng là 0; 5 thì chia hết cho 5.

c) Dấu hiệu chia hết cho 9:

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

d) Dấu hiệu chia hết cho 3:

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

Bài tập Ôn tập về số tự nhiên

Ngoài ra, các em học sinh lớp 4 còn có thể tham khảo Giải vở bài tập Toán 4 bài 153: Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) hay đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa, Tin học theo chuẩn thông tư 22 của Bộ Giáo Dục.

Đề thi học kì 2 lớp 4 Tải nhiều

Đánh giá bài viết
517 122.353
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Văn hùng Nguyen
    Văn hùng Nguyen

    Sai

    Thích Phản hồi 22:50 12/04

    Giải bài tập Toán 4

    Xem thêm