Giải bài tập trang 62, 63, 64 SGK Vật Lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Giải bài tập trang 62, 63, 64 SGK Vật Lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Giải bài tập trang 62, 63, 64 SGK Vật Lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất khí. Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 6 trong quá trình giải dạy và học tập môn Vật lý lớp 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất khí. Với tài liệu này chúng tôi hi vọng rằng chất lượng giảng dạy và học tập môn Vật lý sẽ được nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

Giải bài tập trang 60, 61 SGK Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Giải bài tập trang 58, 59 SGK Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Sự nở vì nhiệt của chất khí

  • Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
  • Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
  • Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Giải bài tập trang 62, 63, 64 SGK Vật Lý lớp 6

Câu 1. Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào?

Hướng dẫn giải: Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình khi đó tăng: Không khí nở ra.

Câu 2. Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh? Hiện tượng chứng tỏ điều gì?

Hướng dẫn giải: Giọt nước màu hồng đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: Không khí co lại

Câu 3. Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình?

Hướng dẫn giải: Do không khí trong bình khi đó bị nóng lên

Câu 4. Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu?

Hướng dẫn giải: Do không khí trong bình khi đó lạnh đi

Câu 5. Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích của 1000cm3 (1 lít) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500C và rút ra nhận xét.

Giải bài tập trang 62, 63, 64 SGK Vật Lý lớp 6

Hướng dẫn giải: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Câu 6. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau:

a) Thể tích khí trong bình (1).......... khi khí nóng lên.

b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2)...............

c) Chất rắn nở ra vì nhiệt (3) ............., chất khí nở ra vì nhiệt (4) .................

Các từ để điền:

- Nóng lện lạnh đi

- Tăng, giảm

- Nhiều nhất, ít nhất

Hướng dẫn giải:

(1) Tăng

(2) Lạnh đi

(3) Ít nhất

(4) Nhiều nhất

Câu 7. Phải có điều kiện gì thì quả bóng bàn bị móp, được nhúng vào nước nóng mới có thể phồng lên?

Hướng dẫn giải: Trong trường hợp quả bóng bàn bị móp lại đồng thời bị nứt thì khi thả vào nước nóng không thể phồng lên được, vì không khí trong bóng nở ra sẽ theo vết nứt ra ngoài. Nếu quả bóng bàn bị móp, nhưng không bị nứt thì khi thả bóng vào nước nóng, không khí nở ra nhưng không thoát ra ngoài được, nên đẩy vào vỏ và làm phồng bóng lên

Câu 8. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? (Hãy xem lại bài trọng lượng riêng để trả lời câu hỏi này)

Hướng dẫn giải: Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

Giải bài tập trang 62, 63, 64 SGK Vật Lý lớp 6

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh

Câu 9. Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác hoc Galilê (1564 - 1642) sáng chế. Nó gồm một bình cầu có gắn một ống thuỷ tinh. Hơ nóng bình cầu rồi nhúng đầu ống thuỷ tinh vào một bình đựng nước. Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống thuỷ tinh.

Bây giờ, dựa theo mực nước trong ống thuỷ tinh, người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao?

Hướng dẫn giải: Khi thời tiết nóng lên, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại dẫn đến mức nước trong ống thuỷ tinh khi đó dâng lên. Nếu gắn vào ống thuỷ tinh một băng giấy có chia vạch, thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, tức là khi nào trời nóng, trời lạnh

Đánh giá bài viết
54 6.396
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Vật Lí 6

    Xem thêm