Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 88 SGK Sinh lớp 7: Châu chấu

Giải bài tập trang 93 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

A. Tóm tắt lý thuyết: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Chân khớp có các đặc điểm: có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở; các chân phân đốt khớp động; qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.

Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà Chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính. Chúng có lợi về nhiều mặt như: chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng nhưng cũng gây tác hại không nhỏ như: hại cây trồng, hại đồ gỗ trong nhà, truyền lan nhiều bệnh nguy hiểm.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 98 Sinh học lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Bài 1: (trang 98 SGK Sinh 7)

Trong số các đặc điểm của Chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của Chân khớp?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn.

Chân có khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số Chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.

Bài 2: (trang 98 SGK Sinh 7)

Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

Ví dụ: chân bơi, chân bò, chân đào bới... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút,... thức ăn.

Bài 3: (trang 98 SGK Sinh 7)

Trong số ba lớp của Chân khớp: Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất? Cho ví dụ.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Trong 3 lớp của ngành Chân khớp thì lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất là vì hầu hết các loài tôm, cua ở biển và ở nước ngọt đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với khối lượng lớn. Nên có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và xuất khẩu.

Đánh giá bài viết
9 2.485
Sắp xếp theo

Giải bài tập Sinh học 7

Xem thêm