Giải pháp rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Giải pháp rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Giải pháp rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học được sưu tầm và chọn lọc bởi VnDoc giúp các giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm và ý tưởng để hoàn thành tốt công việc của mình.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số: …………………………………

1. Tên sáng kiến:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động giáo dục

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

- Trong năm học này, trường TH Hòa Lợi có tổng số 187 học sinh, trong đó có 71 đội viên và 116 nhi đồng. Liên đội trường gồm 4 Chi đội, 15 phân đội, 17 Sao nhi đồng và 20 phụ trách Sao.

- Trong những năm học qua BGH nhà trường luôn trú trọng chỉ đạo thực hiện hoạt động công tác Đội. Các em đội viên, học sinh nhiệt tình, tích cực tham gia những hoạt động mà nhà trường đề ra và các em luôn siêng năng, cần cù trong học tập.

- Liên đội trường thường xuyên tham mưu, đề xuất BGH tổ chức đa dạng các phong trào đúng theo kế hoạch năm, tháng, tuần đã đề ra, căn cứ theo chủ điểm từng tháng và nội dung do Hội đồng Đội và Phòng Giáo dục phát động.

- Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về ý thức tự giác, tích cực trong học tập, kiến thức cuộc sống hằng ngày, … các em chưa đạt được những kỹ năng cơ bản nhất mà một học sinh cần phải có.

- Các hoạt động Đội tuy mang lại hiệu quả nhưng tính chất giáo dục các kỹ năng cho học sinh chưa đúng mức và đầy đủ.

- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo phục vụ trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như phục vụ hoạt động Đội.

2. Nguyên nhân:

- Trường TH Hòa Lợi nằm xa trung tâm xã Thừa Đức, một xã còn nhiều khó khăn về kinh tế của huyện Bình Đại, điểm phụ cách xa điểm chính, thiếu thốn cơ sở vật chất. Vì là một trường vùng sâu nên điều kiện tiếp cận của học sinh với sách báo, các kênh truyền thông, mạng internet còn hạn chế.

- Đa số người dân sống bằng nghề nông, đánh bắt thủy sản, thời gian phần lớn trong ngày là đi làm các công việc mưu sinh kiếm tiền, ít quan tâm đến con em mình.

- Một số học sinh còn thờ ơ trong các buổi ngoại khóa, chưa thật sự hiểu về ý nghĩa của các ngày lễ lớn nhưng thế nào, một phần các em nghĩ chưa đúng hoạt động phong trào Đội chỉ hoạt động vui chơi chứ không quan trọng trong việc học trên lớp nên một bộ phận học sinh không hứng thú trong việc sinh hoạt tập thể chỉ thích vui đùa nói chuyện riêng từ đó, sự nhận thức, kỹ năng sống, năng lực phẩm chất của các em vẫn còn hạn chế làm cho chất lượng sinh hoạt ngoại khóa của trường ngày càng khó gần với các em hơn.

Bên cạnh đó một số giáo viên chỉ chú trọng đến công tác chuyên môn nên chưa thật sự quan tâm đến việc làm thế nào để học sinh được rèn luyện các kĩ năng sống ngoài thực tế, giáo viên thường chỉ áp đặt cho học sinh làm theo những hoạt động của mình, nên một số học sinh chưa phát huy được một số kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập.

- Các hoạt động công tác Đội chưa thực sự đa dạng, chưa hướng nhiều đến giáo dục các kỹ năng cho học sinh.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

- Đổi mới phương pháp dạy học là xu hướng phát triển và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của giáo dục hiện nay. Để đổi mới phương pháp dạy học giáo viên phải có sự chuẩn bị trước bài dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học kể cả việc tập trước các động tác kỹ thuật, mới đạt được kết quả mong muốn. Đối với một tiết sinh hoạt ngoại khóa ở trường, trước mỗi tiết dạy giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể để hướng dẫn và phân công học sinh thực hiện vì hoạt động ngoại khóa của trường được xem là một tiết dạy chính trên lớp.

- Trong quá trình tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, giáo dục đạo đức học sinh tôi đưa ra một số giải pháp sau:

1. Giáo viên lên kế hoạch giảng dạy mỗi tháng trong năm học, kế hoạch hoạt động ngoại khóa của lớp theo chủ điểm của tháng.

- Giáo viên lên kế hoạch trong năm học, kế hoạch hàng tháng gắn liền với các chủ điểm như: tháng 9 An toàn giao thông, tháng 10 chăm ngoan học giỏi, Tháng 11 Tôn sư trọng đạo, Tháng 12 Uống nước nhớ nguồn…Từ đó giáo viên xây dựng tiết dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp.

- Giáo viên phân công hướng dẫn học sinh thực hiện theo kế hoạch.

Ví dụ: chủ điểm tháng 09 “An toàn giao thông” giáo viên lên kế hoạch diễn tiểu phẩm an toàn giao thông: kịch bản chương trình, phân vai, đạo cụ, nội dung giáo dục, phân công học sinh chuẩn bị dụng cụ, trang trí cho tiết sinh hoạt ngoại khóa, học sinh tập dợt tiểu phẩm, người dẫn chương trình..

2. Giúp học sinh hiểu tầm quan trọng của buổi sinh hoạt ngoại khóa.

- Giáo viên phân công trong công tác tổ chức buổi ngoại khóa học sinh sẽ nhận thức hoạt động ngoại khóa là quan trọng, học sinh có trách nhiệm trong công việc được giao, các em chia sẽ với nhau để hoàn thiện bản thân: tự ôn tập các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm, tự trang trí tiết sinh hoạt ngoại khóa, tự phân chia vai diễn phù hợp tạo sự hứng thú cho các em tham gia không áp đặt các em. Học sinh tự chủ động trong sinh hoạt ngoại khóa. Khi sinh hoạt ngọai khóa mỗi học sinh đều cùng nhau hoạt động không tập trung vào một số em vượt bậc.

3. Đổi mới hình thức sinh hoạt ngoại khóa trong nhà trường.

- Giáo viên phải luôn sáng tạo đổi mới các hình thức sinh hoạt ngoại khóa vì lứa tuổi Tiểu học, tâm lý các em ham những điều mới khi chúng ta áp dụng một hình thức thì các em nhỏ sẽ phản ứng lại là nói chuyện riêng, không tập trung.

Ví dụ: Trong 3 tháng hoạt động ngoại khóa mà chỉ cho hát múa, văn nghệ không thì các em sẽ chán sẽ không muốn tham gia.

- Giáo vên có thể thay đổi nhiều hình thức khác nhau như: đố vui, mật thư, văn nghệ, hát múa, trình diễn thời trang, trò chơi hoặc dã ngoại thực tế thì hiệu quả một buổi ngoại khóa ở trường sẽ trở nên chất lượng sinh động.

4. Kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngoại khóa.

- Cũng giống như trong công tác giảng dạy giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong các buổi hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh hứng thú trong tiết học, các em tập trung xem phim tài liệu sẽ tiếp thu kiến thức, dễ nhớ, dễ hiểu tăng thêm tính mới trong các buổi hoạt động trường.

Ví dụ: Trong tháng 1/2020 Trường đã tổ chức buổi ngoại khóa với chủ đề Bến Tre Đồng khởi của lớp 3, sau khi cho các em xem phóng sự, phim tài liệu về đội quân tóc dài của Bến Tre các em hao hức tham gia sôi nổi, tập trung nghiêm túc khẩn trương đó là đều thành công buổi ngoại khóa tháng 1 của trường.

Tháng 2/2020 tổ chức tập huấn kỹ năng sống về phòng chống đuối nước về tai nạn thương tích, kỹ năng tự vệ cho các em.

- Học sinh hứng thú khi tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường lớp.

5. Công tác phối hợp trong hoạt động ngoại khóa ở nhà trường.

- Đối với TPT ở cấp tiểu học thường không làm công tác chủ nhiệm, vậy nên trong quá trình hoạt động cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm giúp cho quá trình giảng dạy thu được hiệu quả cao. Thông qua sự phối hợp này, giáo viên bộ môn sẽ nắm được cá tính, tâm lí, sở thích cũng như trạng thái sức khỏe của từng học sinh để từ đó đề ra được các biện pháp giáo dục cho các đối tượng học sinh một cách hợp lí.

- Đối với học sinh cấp tiểu học, giáo viên chủ nhiệm được xem như người cha, người mẹ ở trường nên học sinh rất vâng lời giáo viên, hay biểu lộ cảm xúc vui, buồn, thích hay không thích cho thầy, cô chủ nhiệm của lớp. Nên khi xảy ra trường hợp học sinh của lớp nào có biểu hiện lười trong việc tập luyện Thể dục, ít vâng lời giáo viên bộ môn thì lúc này công tác phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp đó trong việc giáo dục những học sinh trên là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thì vai trò của phụ huynh học sinh cũng có vai trò không nhỏ trong việc tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Bởi vì thực tế học sinh chỉ tham gia vào quá trình học tập ở trường với lượng thời gian khá ít, còn lại là tự học tập ở nhà. Thế nên thông qua buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm lớp nhờ sự phối hợp này giáo viên Tổng phụ trách Đội nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình mỗi học sinh, tâm sinh lí của từng em để từ đó đưa ra các giải pháp và phân bố thời gian hoạt động tập trung phù hợp.

6. Sinh hoạt ngoại khóa kết hợp sinh hoạt tại các địa chỉ đỏ, tham quan thực tế về nguồn...

- Giáo dục về truyền thống lịch sử dân tộc.

- Rèn luyện kỹ năng sống học sinh khi ra bên ngoài thực tế.

- Tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia sau một khóa ở trường.

- Biết trải nghiệm cuộc sống.

- Giúp học sinh ham học hỏi và tìm hiểu từ bên ngoài, nhận thức đúng đắn hơn, tình yêu thiên nhiên ý thức trong việc bảo vệ môi trường giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua những vị anh hùng lịch sử.

- Trong năm học 2019- 2020 Liên đội trường đã tổ chức được 03 lần sinh hoạt tại các địa chỉ đỏ, gia đình chính sách mà Liên Đội nhận chăm sóc, các em làm vệ sinh, phụ giúp việc nhà cho gia đình chính sách neo đơn, tổ chức các hoạt động trò chơi tại đây và đã đạt được hiệu quả rất khả quan.

7. Khen thưởng và tuyên dương tập thể, cá nhân tham gia tích cực trong hoạt động ngoại khóa của trường.

- Giúp hoạt động ngoại khóa của trường lớp được duy trì và luôn luôn đổi mới với hình thức và nội dung khác nhau.

- Khuyến khích động viên tinh thần của học sinh tham gia ngày càng sôi nổi tích cực hơn.

- Rèn luyện năng lực phẩm chất đạo đức của học sinh

- Giúp giáo viên có thêm động lực trong quá trình dạy học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo cuả người dạy học, luôn đưa nhiều phương pháp hình thức tổ chức ngoại khóa khác nhau thu hút học sinh

- Nhằm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.

III. HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1. Hiệu quả

- Sau khi thực hiện các giải pháp trên vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa ở trường. Sau thời gian khảo sát hai thời điểm trước khi áp dụng và sau khi áp dụng bản thân thu được các kết quả sau:

- Bản thân tự tin và chủ động hơn khi tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường, tiết sinh hoạt trở nên sôi nổi, học sinh tích cực tham học tập và tham nhiệt tình vào các hoạt động của trường lớp.

- Học sinh hầu hết tham gia nhiệt tình tích cực, phụ huynh học sinh rất vui, qua đó phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn tới việc học và việc tham gia phong trào ở trường và quan tâm đến con em mình nhiều hơn. Đối với học sinh có ý thức tập tốt, các em học nhiệt tình trong luyên tập ngoại khóa. Với học sinh thực hiện chưa ngoan, tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt hòa đồng với các bạn trong lớp, biết vâng lời thầy cô, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè.

- Học sinh luôn yêu thích, ham tham gia các buổi ngoại khóa, tham gia luyện tập một cách tự giác và tích cực. Các em luôn siêng năng và thường xuyên luyện tập , biết giúp đỡ những bạn chưa ngoan để cùng phát triển tốt thể chất. Hơn nữa tính thật thà, tính trung thực, khiêm tốn của học sinh cũng được thể hiện rõ rệt. Từ đó, nắm được tầm quan trọng, cũng như ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa của trường.

Khảo sát đầu năm học (trước khi áp dụng) kết quả như sau:

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Học sinh tham gia phong trào

80/187

42,78%

Kiến thức

89/187

47,59%

Đạo đức

123/187

65.77%

Khảo sát cuối học kỳ 1(sau khi áp dụng) kết quả như sau:

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Học sinh tham gia phong trào

187/187

100%

Kiến thức

185/187

98,9%

Đạo đức

187/187

100%

2. Khả năng áp dụng

Đề tài được áp dụng tại trường TH Hòa Lợi. Đề tài cũng có thể áp dụng rộng rãi cho các trường tham khảo thực hiện trong và ngoài huyện. Tuy nhiên cũng có thể tham khảo ý tưởng trên và đề ra các phong trào thực hiện khác cao hơn, tổ chức một số hình thức phong phú hơn để mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Rất mong các bạn đồng nghiệp xem xét và đưa ra những biện pháp phong phú hơn, hiệu quả hơn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các Tiểu học trong và ngoài huyện./.

Chúc các thầy cô thành công!

Đánh giá bài viết
2 1.041
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm