Giải SBT Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng

Giải SBT Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

A. Giải bài tập SBT Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng

Bài 10.1 trang 13 Sách bài tập Hóa 9

Có những muối sau:

A. CuSO4; B. NaCl; C. MgCO3; D. ZnSO4; E. KNO3.

Hãy cho biết muối nào:

a) Không nên điều chế bằng phản ứng của kim loại với axit vì gây nổ, không an toàn.

b) Có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit sunfuric loãng.

c) Có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohiđric.

d) Có thể điều chế bằng phản ứng trung hoà giữa hai dung dịch.

e) Có thể điều chế bằng phản ứng của muối cacbonat không tan với dung dịch axit sunfuric.

Hướng dẫn giải bài tập 

a) B. NaCl; E. KNO3

b) D. ZnSO4;

c) B. NaCl;

d) B. NaCl; E. KNO3

e) A. CuSO4; D. ZnSO4.

Bài 10.2 trang 13 Sách bài tập Hóa 9

Trộn hai dung dịch A với dung dịch B được dung dịch NaCl. Hãy cho biết 3 cặp dung dịch A, B thoả mãn điều kiện trên. Minh hoạ cho câu trả lời bằng các phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải bài tập

Dung dịch axit và dung dịch bazơ, thí dụ: HCl và NaOH.

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Dung dịch axit và dung dịch muối, thí dụ: HCl và Na2CO3.

2HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2

Dung dịch hai muối, thí dụ: CaCl2 và Na2CO3.

CaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + CaCO3

Bài 10.3 trang 13 Sách bài tập Hóa 9

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải bài tập

a) Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng:

Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng:

Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.

Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3và NaCl.

Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO3. Nếu :

Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì muối ban đầu là Na2CO3.

Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3.

Các phương trình hoá học:

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O + CO2

(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí CO2 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

Bài 10.4 trang 13 Sách bài tập Hóa 9

Biết 5 gam hỗn hợp 2 muối là Na2CO3 và NaCl tác dựng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl, thu được 448 ml khí (đktc).

a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn giải bài tập

Na2CO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

nkhi = n_{CO_2} = 0,448/22,4 = 0,02 mol; nHCl = 0,02.2/1 = 0,04 mol

a) CM = n/V = 0,04/0,02 = 2M

b) nNaCl = 0,02.2/1 = 0,04 (mol) → mNaCl = 0,04 x 58,5 = 2,34g

c) n_{Na_2CO_3} = 0,02.1/1 = 0,02 (mol) → m_{Na_2CO_3}= 0,02 x 106 = 2,12g

%m_{Na_2CO_3} = 2,12/5 . 100 = 42,4%

%mNaCl = 100% - 42,4% = 57,6%

Bài 10.5 trang 13 Sách bài tập Hóa 9

Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc và còn lại b gam chất rắn không tan. Hãy tính a, b.

Hướng dẫn giải bài tập

Kết tủa thu được gồm BaCO3, BaSO4

Khí thoát ra là khí CO2.

Chất rắn còn lại không tan là BaSO4.

Theo các phương trình hoá học

n_{Na_2CO_3}=n_{BaCO_3}=n_{CO_2} = 2,24/22,4 = 0,1 mol

Vậy m_{Na_2CO_3} = 0,1 x 106 = 10,6 g → m_{Na_2SO_4} = 24,8 - 10,6 = 14,2 g

n_{Na_2SO_4}= 14,2/142 = 0,1 mol → m_{BaCO_3} = 0,1 x 197 = 19,7g

m_{BaCO_4} = 0,1 x 233 = 23,3g = b

→ a = 19,7 + 23,3 = 43g

B. Giải Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng

Để giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các dạng bài tập trong sách giao khoa Hóa 9 bài 10. VnDoc đã hướng dẫn giải chi tiết bài tập tại: Giải Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng

....................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Giải SBT Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 1.106
Sắp xếp theo

    Giải sách bài tập Hóa 9

    Xem thêm