Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 26B: Những ngày hội dân gian

Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 26B: Những ngày hội dân gian là bài soạn có lời giải chi tiết của chương trình VNEN Tiếng Việt 3 - Sách VNEN môn Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 65, biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài đọc.

A. Hoạt động cơ bản Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 26B

1. Xem ảnh và nói về từng bức ảnh

Giải Tiếng việt lớp 3 VNEN: Bài 26B

Mỗi em nói về một bức ảnh theo gợi ý sau:

  • Ảnh cho em biết về ngày hội nào?
  • Trẻ em trong ảnh đang làm gì?
  • Em đã tham dự ngày hội này chưa?
  • Ngày hội đó có gì vui?

Bài làm:

Quan sát các bức ảnh em thấy:

  • Ảnh 1: Đây là ngày hội mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6. Các bạn nhỏ trong ảnh đang tưng bừng nhảy múa trên sân khấu. Em đã tham dự ngày hội này ở trường em. Trong ngày hội, tất cả trẻ em đều được vui chơi, ca hát, nháy múa, liên hoan và được nhận quà, vui ơi là vui!
  • Ảnh 2: Đây là ngày hội Trăng rằm. Các bạn đang xem múa lân thật hào hứng, vui nhộn. Em đã tham gia ngày hội này. Ngày ấy, chúng em cùng các bạn nhỏ trong khu phố xách lồng đèn đủ màu sắc, đủ hình dạng đi rước đèn trong tiếng hát “Tùng, dinh, dinh...” thật náo nhiệt, tưng bừng.
  • Ảnh 3: Trong ảnh là ngày hội khai giảng năm học mới hằng năm. Các bạn mặc quần áo đẹp đang biểu diễn văn nghệ. Một bạn mặc đồng phục tặng hoa cho cô giáo chúc mừng năm học mới. Mỗi đầu năm học, em đều được dự buổi lễ khai giảng này. Ngày ấy thật vui vì được gặp lại thầy, cô, gặp lại bạn bè cũ sau những tháng hè xa cách. Em thấy cảnh trường thật mới lạ.

2. Xem các tranh dưới đây và chọn tên đoạn truyện phù hợp với mỗi tranh.

Tên đoạn truyện:

  • Cuộc gặp gỡ kì lạ.
  • Truyền nghề cho dân.
  • Uống nước nhớ nguồn.
  • Tình cha con.

Giải Tiếng việt lớp 3 VNEN: Bài 26B

Bài làm:

Tên đoạn truyện phù hợp với mỗi tranh là:

  • Tranh 1: Tình cha con
  • Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ
  • Tranh 3: Truyền nghề cho dân
  • Tranh 4: Uống nước nhớ nguồn

3. Kể chuyện theo tranh

Mỗi em kể một đoạn, tiếp nối nhau kể đến hết câu chuyện

Bài làm:

Tranh 1: Tình cha con

Hai cha con Chử Đồng Tử rất nghèo, trú ngụ trong một túp lều tranh ở ven sông. Hai cha con chỉ có một chiếc khố dùng chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ

Một hôm, như thường lệ, chàng đang mò lội ở ven sông thì chợt thấy một đoàn thuyền sang trọng đi tới. Đó là đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung đi du ngoạn. Hoảng hốt, chàng chạy vào núp mình bên khóm lau rồi lấy cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa lại chọn chỗ bãi sông đẹp làm nơi dừng chân và sai người quây màn nơi khóm lau mà tắm. Nàng dội nước tắm làm cát trôi đi để lộ ra chàng trai khoẻ mạnh. Nàng bàng hoàng nhưng khi nghe chàng nói về gia cảnh của mình, nàng rất cảm động và cho rằng sự gặp gỡ này chính là duyên trời sắp đặt nên nàng đã quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng.

Tranh 3: Truyền nghề cho dân

Hai vợ chồng không quay về kinh mà tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi truyền dạy cho dân nghề trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải. Sau này cả hai cùng bay về trời. Tuy về trời, ông vẫn còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

Tranh 4. Uống nước nhớ nguồn

Để tưởng nhớ tới công ơn của Chử Đồng Tử, nhân dân ở nhiều nơi bên sông Hồng đã lập đền thờ và mở lễ hội vào mùa xuân. Lễ hội có nhiều trò vui dân gian như chơi đu, thi đấu cờ, đấu vật thật là tưng bừng, náo nhiệt, đông vui.

B. Hoạt động thực hành Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 26B

1. Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho từ ngữ ở cột A

Giải Tiếng việt lớp 3 VNEN: Bài 26B

2. Thảo luận, tìm tên một số lễ hội (hội), hoạt động trong lễ hội (hội) và viết vào bảng nhóm

Bài làm:

Tên lễ hội (hội)

Tên hoạt động trong lễ hội (hội)

Hội Giã La (Hoài Đức, Hà Nội)

Rước đêm, diễn trò săn hổ, rước hoàn cung.

Hội đình Gừng (Thanh Xuân, Hà Nội)

Lễ chạy mã, múa rồng, múa sư tử, cờ người, vật, hát chèo.

Hội đình Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội)

Rước kiệu, tế lễ. đấu roi, thi leo dây, múa rối nước trên sông, múa rồng, đánh vật, hát ca trù, múa sênh tiền, bịt mắt bắt dê, bơi trải.

Hội đình Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)

Rước kiệu từ đình nội ra đình ngoại, diễn tuồng, chọi gà, đánh cờ bỏi.

5. Thảo luận, viết vào bảng nhóm:

6. Tên các đồ vật, con vật bắt đầu bằng r, d, gi

7. Tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh

Bài làm:

5. Tên các đồ vật, con vật bắt đầu bằng r, d, gi

Đồ vật, con vật bắt đầu bằng r: rổ, rắn, rết, rương, rùa, rạ...

Đồ vật, con vật bắt đầu bằng d: dế, dao, dĩa, dép, dây, dù, dê...

Đồ vật, con vật bắt đầu bằng gi: giun, giường, giáo, giá, giấy, giày,...

6. Tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh:

Tiếng có nghĩa mang vần ên là: sên, sến, đến, bến, nến, mến, lên, quên, hên, tên,...

Tên có nghĩa mang vần ênh là: bênh vực, bệnh tật, buồn tênh, mênh mông, chông chênh, khênh vác,...

7. Làm bài tập trong phiếu học tập

Đọc những câu văn sau, đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp

- Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm dệt vải.

- Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

- Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Bài làm:

Điền dấu phẩy:

- Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm dệt vải.

- Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

- Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

C. Hoạt động ứng dụng Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 26B

Hỏi người thân về một trò vui trong ngày hội truyền thống quê em và cách tham gia trò vui đó. Ghi lại tên trò chơi

Bài làm:

Ví dụ: Trò chơi Nhảy bao bố

Cách chơi:

Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau.Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội sếp thành một hàng dọc.

Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.

......................

Ngoài Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 26B: Những ngày hội dân gian trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng như đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3bài tập nâng cao Toán 3 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt cả môn Toán lớp 3 cùng Tiếng Anh lớp 3.

Đánh giá bài viết
11 10.096
Sắp xếp theo

    Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN

    Xem thêm