Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN Bài 31A: Vẻ đẹp Ăng - co Vát

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 31A: Vẻ đẹp Ăng - co Vát có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 tập 2 trang 136 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 31A Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Quan sát ảnh, trả lời câu hỏi: Bức ảnh chụp cảnh gì? Cảnh đó có đẹp?

Bài 31A: Vẻ đẹp Ăng - co Vát

Đáp án:

Quan sát bức ảnh em thấy:

Bức tranh vẽ cảnh ngôi đền Ăng-co Vát của nước Cam-pu-chia. Ngôi đền có kiến trúc thật đẹp, có những ngọn tháp cao vút chọc thẳng lên trời. Nhìn từ xa, ngôi đền được bao phủ bởi một rừng cây xanh. Điều này làm cho ngôi đền càng nổi bật hơn.

Câu 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Ăng-co Vát

Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

theo Những kì quan thế giới

Câu 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải thích:

- Kiến trúc: nghệ thuật thiết kế, xây dựng nhà cửa, thành lũy,...

- Điêu khắc: nghệ thuật chạm trổ trên gỗ đá,...

- Thốt nốt: cây cùng họ với dừa, thân thẳng và cao, lá hình quạt.

- Kì thú: kì lạ và thú vị.

- Muỗm: cây cùng họ với xoài, quả nhỏ và chua hơn.

- Thâm nghiêm: sâu kín, gợi vẻ uy nghiêm.

Câu 4. Cùng luyện đọc

Câu 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(1) Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và có từ bao giờ?

(2) Khu đền chính đồ sộ như thế nào?

(3) Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?

  • Những cây tháp lớn ...
  • Những bức tường buồng nhẵn ...

(4) Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?

Đáp án:

(1) Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia vào thế kỉ XII

(2) Khu đền chính rất đô sộ, gồm:

  • Ba tầng với những ngọn tháp lớn
  • Muốn thăm hết khu đền chính phỉa đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500m
  • Vào thăm 398 gian phòng

(3) Khu đền chính được xây dựng vô cùng kì công và được coi là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.

  • Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn
  • Những bức tường buồng nhắn bóng như mặt ghế đá hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa

(4) Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn thật huy hoàng

  • Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền
  • Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loãng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính
  • Ngôi đền cao với thềm đá rêu phong trở nên uy nghi kì lạ

Câu 6. Thảo luận và viết vào vở câu trả lời: Nội dung chính của bài văn là gì?

Đáp án:

Nội dung bài học: Bài văn ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.

Câu 7. Tìm hiểu về trạng ngữ

(1) Đọc cặp câu sau và cho biết chúng có gì khác nhau?

- Ăng-co Vát thật huy hoàng.

- Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.

(2) Chọn câu hỏi ở cột A phù hợp với phần in nghiêng trong câu ở cột B. Ghi vào bảng nhóm kết quả theo mẫu:

Bài 31A: Vẻ đẹp Ăng - co Vát

(3) Phần in nghiêng được gọi là trạng ngữ. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho mỗi câu?

Đáp án:

(1) Sự khác nhau của cặp câu trên là: ở câu thứ hai có thêm trạng ngữ chỉ thời gian, đó là "lúc hoàng hôn" còn ở câu thứ nhất chỉ có chủ ngữ và vị ngữ.

(2) Nối như sau:

Bài 31A: Vẻ đẹp Ăng - co Vát

(3) Ở ba câu trên, trạng ngữ bổ sung ý nghĩa khác nhau:

  • Câu a nêu nơi chốn xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ.
  • Câu b nêu thời gian xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ.
  • Câu c nêu nguyên nhân xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ.

B. Hoạt động thực hành Bài 31A Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:

a. Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b. Trong vườn, muôn hoa đua nở.

c. Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.

Đáp án:

a. Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

→ Trạng ngữ là: ngày xưa

b. Trong vườn, muôn hoa đua nở.

→ Trạng ngữ là: trong vườn

c. Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.

→ Trạng ngữ: Một ngày đầu năm

Câu 2. Viết vào vở một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó ít nhất một câu có dùng trạng ngữ. Gạch dưới trạng ngữ trong câu

Đáp án:

Học sinh tham khảo đoạn văn mẫu sau:

Vào chủ nhật vừa qua, gia đình em tổ chức đi chơi Nha Trang. Đó là chuyến đi chơi xa đầu tiên của cả gia đình nên ai cũng hào hứng. Từ tờ mờ sáng, cả gia đình đã tập trung đầy đủ để chuẩn bị hành lý lên đường. Sau gần 4 tiếng di chuyển, gia đình em đã có mặt tại thành phố Nha Trang xinh đẹp để nghỉ mát trong 3 ngày.

Câu 5. Chọn tiếng, từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong phiếu học tập (chọn a hoặc b):

a. (Lúi/Núi) .......... băng trôi (lớn/nớn) ............ nhất trôi khỏi (Lam Cực/Nam Cực) ............. vào (lăm/năm) 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31.000 ki-lô-mét vuông. Núi băng (lày/này) ................ lớn bằng nước Bỉ. Theo Trần Hoàng Hà

b. (Ở/Ỡ) .............. nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này (củng/cũng) ............. màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có (cảm giác/cãm giác) .......... biến thành màu đen và (cả/cã) .......... thế giới đều màu đen.

Đáp án:

a. Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31.000 ki-lô-mét vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ. Theo Trần Hoàng Hà

b. nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thế giới đều màu đen.

C. Hoạt động ứng dụng Bài 31A Tiếng việt lớp 4 VNEN

Cùng người thân tìm hiểu một công trình kiến trúc ở địa phương, một kì quan thế giới qua phim ảnh?

Bài tham khảo:

Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam

Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể thánh địa như Mỹ Sơn là độc đáo và hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp. Có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau. Mỗi tháp có mỗi chức năng riêng. Tập trung thành từng nhóm, trong đó đền thờ chính nằm ở giữa, mỗi nhóm đều được bao quanh bởi những bức tường khá dày cũng bằng gạch. Cửa chính của tháp chính phần lớn quay về hướng Đông (hướng về thần linh). Một vài tháp lớn chính có thêm cửa hướng Tây. Trước mặt đền thờ chính (KaLan) là một tháp cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau: một cửa về hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính, tiếp với tháp cổng thường là căn nhà dài (Mandapa) có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi vốn là nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong các lễ cúng hiến cho thần linh. Xung quanh ngôi đền chính là các ngôi đền nhỏ hoặc các công trình phụ.

Phong phú nhất trong kho tàng văn hóa Chăm Mỹ Sơn là hệ thống tượng thần, tu sĩ, hoa văn trang trí, cỏ cây, muôn thú. Thiên nhiên vũ trụ là sự giao hòa, đồng nhất. Tất cả được sáng tạo tỉ mỉ, cần mẫn cùng với cấu trúc đền thờ, không gian hành lễ ghi dấu những nghi thức tôn giáo, thờ cúng, thấm đượm niềm sung kính thiêng liêng nhưng vẫn mang tính khoáng đạt vốn rất đặt trưng của tâm hồn Chămpa.

Rực rỡ và thành công với mảng vật liệu nề, với kỹ thuật cao và hiện đại. Đền thờ đứng vững theo thời gian hàng ngàn năm. Biểu tượng cho một giai đoạn phát triển về mảng kiến trúc trong lịch sử xây dựng. Việc xử lí chất liệu thể hiện yếu tố kỹ mỹ thuật, những tính toán độ bền, kỹ thuật nung, tỉ lệ xây dựng, nền móng cho thấy bàn tay và khối óc tài hoa của người xưa.

Không đồ sộ kỳ vĩ như Ăngko (Campuchia), Pagan (Myanma), Bôrôbudua Kala( Inđônêsia) nhưng Mỹ Sơn vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong nên nghệ thuật Đông Nam á bởi nó là khu di tích duy nhất của cả khu vực có thời gian phát triển liên tục gần 9 thế kỷ.

Với lịch sử phát triển lâu dài, Mỹ Sơn trở thành mảnh đất để những kiệt tác nghệ thuật, những tinh hoa văn hóa bừng cháy. Nơi hội tụ của nhiều phong cách kiến trúc Chăm. Từ phong cách cổ (Mỹ Sơn E1),Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn A1, Ponaga, Bình Định. Tất cả thể hiện trên đất nung và đá sa thạch, vật liệu là thế mạnh của nghệ thuật Chămpa.

Một kho tàng văn hóa rực rỡ, một bảo tàng sinh động, mang giá trị thẩm mỹ của nhân loại. Nghệ thuật Mỹ Sơn đã thể hiện đây là mảnh đất của sự khẳng định giao thoa của nhiều nền văn hóa.

Trong đó đầu tiên là Ấn Độ thuần túy, sau đó là bản địa, cuối cùng là hội nhập. Mỹ Sơn là một công trình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo có giá trị đến ngày hôm nay.

-----------------------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN Bài 31A: Vẻ đẹp Ăng - co Vát, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập trong SGK Tiếng việt 4 tương ứng. Mời các em cùng tham khảo. Sắp tới là kì thi cuối năm rồi, để ôn tập thật tốt, các em cùng luyện các đề thi học kì 2 lớp 4 dưới đây nhé:

D. Đề thi học kì 2 lớp 4 Tải nhiều

Đánh giá bài viết
75 18.233
Sắp xếp theo

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm