Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 10C: Ôn tập 3

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 10C: Ôn tập 3

Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 10C: Ôn tập 3 bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng Việt 5 trang 107 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động thực hành Bài 10C Tiếng Việt lớp 5 VNEN

1. Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng "hữu" để tạo thành từ

M. ái (hữu ái) - bằng (bằng hữu)

Trả lời:

bằng hữu

hữu ích

hữu tình

hữu hạn

hữu ái

hữu nghị

hữu dụng

hữu lí

2. Đọc bài thơ sau: Mầm non (trang 107 sgk)

3. Dựa vào nội dung bài học, chọn câu trả lời đúng:

Câu 1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?

a. Mùa xuân

b. Mùa hè

c. Mùa thu

d. Mùa đông

Câu 2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?

a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.

b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non .

c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.

Câu 3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

b. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.

c. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân

Câu 4. Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào ?

a. Rừng thưa thớt vì rất ít cây.

b. Rừng thưa thớt vì cây không lá.

c. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.

Câu 5. Ý chính của bài thơ là gì ?

a. Miêu tả mầm non.

b. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.

c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

Câu 6. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc ?

a. Bé đang học ở trường mầm non.

b. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

Câu 7. Hối hả có nghĩa là gì ?

a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.

b. Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.

c. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.

Câu 8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ?

a. Danh từ

b. Tính từ

c. Động từ

Câu 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?

a. Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt.

b. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.

c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.

Câu 10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng?

a. Lặng im

b. Nho nhỏ

c. Lim dim

Trả lời:

Câu 1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?

d. Mùa đông

Câu 2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?

a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.

Câu 3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

Câu 4. Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào ?

b. Rừng thưa thớt vì cây không lá.

Câu 5. Ý chính của bài thơ là gì ?

c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

Câu 6. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc ?

c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

Câu 7. Hối hả có nghĩa là gì ?

c. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.

Câu 8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ?

b. Tính từ

Câu 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?

c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.

Câu 10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng?

a. Lặng im

4. Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua

Trả lời:

Mẫu 1:

Thời gian thấm thoát trôi qua, vậy là cũng đã bốn năm em được học dưới mái trường tiểu học thân yêu. Ngôi trường đã chứng kiến sự trưởng thành và lớn lên của chúng em, cùng chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn của biết bao thế hệ học trò.

Nhìn từ xa, mái trường của chúng em được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng. Mỗi buổi sáng đi học, em đều nhìn lên tấm biển được làm bằng đá hoa cương: “Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành” với lòng đầy tự hào khi được học tập dưới mái trường mang tên Bác. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao nắng gió khắc nghiệt, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Cánh cổng trường màu xanh vẫn luôn mở rộng như vòng tay người mẹ chào đón chúng em mỗi sáng tới trường. Mái trường của em tuy không lộng lẫy và rộng rãi như một tòa lâu đài tráng lệ nhưng có nét đẹp cổ kính, gần gũi đến lạ thường. Trường em có tất cả 30 lớp học, những dãy phòng được xây dựng theo hình chữ U và khoác trên mình chiếc áo màu vàng nhạt. Khi ánh nắng sớm ban mai chiếu vào những dãy nhà, tấm áo ấy bỗng rực rỡ lạ thường.

Sân trường có diện tích rộng rãi, để chúng em thoải mái học tập trong những giờ thể dục và nô đùa mỗi giờ ra chơi. Giữa sân là cột cờ uy nghiêm với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Hai hàng cây được trồng ngay ngắn trên sân, tán cây rộng tỏa bóng mát cho chúng em mỗi ngày đến trường. Những khóm hoa rực rỡ sắc màu được trồng tô điểm bên cạnh những chiếc ghế đá xinh xắn, đây là nơi chúng em thường ngồi trong mỗi giờ ra chơi.

Trong từng phòng học, những dãy bàn ghế được xếp gọn gàng ngay ngắn và mỗi lớp đều được lắp máy chiếu, quạt trần để chúng em học tập được tốt hơn. Căn phòng em yêu thích nhất ở trường là thư viện ở tầng ba, nơi có vô vàn những cuốn sách dành cho tuổi thơ. Tranh thủ những giờ giải lao, em thường lên tìm những cuốn truyện, hấp dẫn và lí thú để mượn đọc.

Mái trường thân yêu giống như ngôi nhà thứ hai, là nơi chúng em được hội tụ về đây, cùng được học biết bao điều bổ ích từ thầy cô và bè bạn. Đây cũng là nơi chắp cánh và vun đắp cho những ước mơ tuổi học trò. Sau này dù có đi xa, mái trường tiểu học Nguyễn Tất Thành vẫn mãi in sâu trong kí ức của em.

Mẫu 2:

Ngôi trường mà luôn gắn bó với em đó là trường Tiểu học Hà An. Đây cũng là mái nhà thứ hai của em nơi có thầy cô và bè bạn.

Hôm nay là ngày em trực nhật nên em đến trường từ rất sớm mới có dịp quan sát toàn cảnh ngôi trường. Cổng trường to với hai cánh cổng được sơn màu vàng như cánh tay của người khổng lồ chào đón chúng em. Bác bảo vệ tươi cười ra mở cổng cho em vào trường. Sân trường luôn khoác lên mình màu áo xám, vì là mùa thu nên ở sân trường có rất nhiều chiếc lá vàng rụng xuống giống như những chiếc thuyền tí hon mắc cạn.

Khi chuẩn bị đến giờ vào học tiếng cac bạn học sinh nô đùa làm cả ba dãy phòng học như bừng tỉnh giấc vươn vai sau một giấc ngủ dài. Ba dãy phòng học được xếp theo hình chữ U nổi bật với màu ngói đỏ tươi. Các hành lang các phòng học đều được dọn dẹp sạch sẽ. Trong các phòng học bàn ghế được kê ngay ngắn, hình ảnh Bác Hồ được treo trên tường với nụ cười trìu mến nhìn theo chúng em. Các phòng học đều có biển tên được đánh theo thứ tự và treo trên của lớp học.

Em rất yêu ngôi trường của em vì nơi đây chính là nơi gắn bó với bao kỉ niệm vui buồn của thầy và bạn.

>> Chi tiết: Tả ngôi trường thân yêu gắn bó với em nhiều năm qua (25 mẫu)

Trên đây là Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN bài 10C Ôn tập 3. Đáp án các phần câu hỏi trong Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 VNEN giúp các em học sinh lớp 5 chuẩn bị bài tập tiếng Việt lớp 5 theo từng bài học hiệu quả.

Đánh giá bài viết
21 2.054
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • phạm thế tùng
    phạm thế tùng trong phần 3 từ câu 1 đến câu 9 không có câu trả lời
    Thích Phản hồi 02/12/20

    Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

    Xem thêm