Tiếng Việt 5 VNEN Bài 16C: Từ ngữ miêu tả

Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 16C: Từ ngữ miêu tả có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng Việt 5 trang 176 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng Việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động thực hành Bài 16C Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1.

Gọi tên màu sắc của các sự vật trong tranh dưới đây (trang 177 sgk)

Bài 16C Tiếng việt lớp 5 VNEN

Xem đáp án

  • Hình 1: Lá cờ đỏ
  • Hình 2: Bông hoa hồng
  • Hình 3: Con ngựa trắng
  • Hình 4: Viên phấn trắng
  • Hình 5: Dòng sông xanh
  • Hình 6: Hàng cây xanh

Câu 2.

Xếp các tiếng đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son vào nhóm thích hợp trong phiếu học tập hoặc bảng nhóm theo mẫu:

Nhóm 1 (chỉ màu đỏ)

Nhóm 2 (chỉ màu trắng)

Nhóm 3 (Chỉ màu xanh)

M. son....

Xem đáp án

Xếp các tiếng đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son vào nhóm thích hợp:

Nhóm 1 (chỉ màu đỏ)

Nhóm 2 (chỉ màu trắng)

Nhóm 3 (Chỉ màu xanh)

Son, đỏ, hồng, đào, điều

trắng, bạch

xanh, biếc, lục

 Câu 3. Viết vào vở các tiếng đã xếp theo nhóm:

a) Nhóm 1 (chỉ màu đỏ): …….

b) Nhóm 2 (chỉ màu trắng): ……

c) Nhóm 3 (chỉ màu xanh): ….

Xem đáp án

a) Nhóm 1 (chỉ màu đỏ): đỏ, hồng, điều, đào

b) Nhóm 2 (chỉ màu trắng): trắng, bạch

c) Nhóm 3 (chỉ màu xanh): xanh, biếc, lục

Câu 4.

Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi chỗ trống trong các câu sau (SGK/114) (đen, mun, huyền, ô, mực).

  • Bảng màu đen gọi là bảng....
  • Mắt màu đen gọi là mắt .....
  • Ngựa màu đen gọi là ngựa .....
  • Mèo màu đen gọi là mèo ......
  • Chó màu đen gọi là chó .....

Xem đáp án

Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi chỗ trống trong các câu sau (SGK/114) (đen, mun, huyền, ô, mực:

  • Bảng màu đen gọi là bảng đen
  • Mắt màu đen gọi là mắt huyền
  • Ngựa màu đen gọi là ngựa ô
  • Mèo màu đen gọi là mèo mun
  • Chó màu đen gọi là chó mực

Câu 5.

Đọc bài văn “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” và trả lời câu hỏi:

Chữ nghĩa trong văn miêu tả

Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Có khi so sánh người với các con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có khi so sánh người với cây, với hoa: Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu. Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to: Con rệp to như một chiếc xe tăng. Có khi làm ngược lại: Con lợn béo như một quả sim chín; Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung.

So sánh thường đi kèm nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài: Con gà trống bước đi như một ông tuớng ; Nắm lá đầu cành xoè ra như một bàn tay. So sánh và nhân hoá để tả tâm trạng: Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa.

Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc.Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Nhìn một bầu trời đầy sao, Huy-gô thấy nó giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non. Mai-a-cốp-xki thì lại thấy những ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen. Còn đối với Ga-ga-rin thì những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ. Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nước mắt, những hạt giống mới rất khác nhau, nhưng đều đúng và đều hay.Và rất riêng, rất mới. Miêu tả cây cối, có nhà văn thấy chúng giống như những con người đang đứng tư lự (vì trời lặng gió), có nhà văn lại thấy chúng tựa những con ngựa đang phi nhanh, bờm tung ngược (vì đang có gió thổi rất mạnh), có nhà văn lại bảo chúng là những cái lồng chim của thiên nhiên, trong mỗi cái lồng có những con chim đang nhảy, đang chuyền… Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Tôi xin được nói thêm: phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng.

Theo Phạm Hổ

a) Trong miêu tả, người ta hay dùng biện pháp gì?

b) So sánh thường kèm theo biện pháp gì?

c) Trong quan sát để miêu tả, điều quan trọng là phải tìm ra cách gì?

Xem đáp án

Đọc bài văn “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” và trả lời câu hỏi:

a) Trong miêu tả, người ta hay dùng biện pháp so sánh.

b) So sánh thường kèm theo biện pháp nhân hoá.

c) Trong quan sát để miêu tả, điều quan trọng là phải tìm ra cái mới, cái riêng.

Câu 6.

Từ gợi ý miêu tả của đoạn văn trên, em hãy viết một câu miêu tả một trong ba đối tượng dưới đây:

a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.

b) Miêu tả đôi mắt của một em bé.

c) Miêu tả dáng đi của một người

Xem đáp án

a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy:

→ Dòng sông quê em chảy hiền hòa như một dải lụa đào mềm mại.

b) Miêu tả đôi mắt của một em bé:

→ Bé Cún có đôi mắt đen láy và lấp lánh như những giọt sương sớm mai.

c) Miêu tả dáng đi của một người:

→ Chú bộ đội bước từng bước dứt điểm, mạnh mẽ và đầy oai nghiêm trong buổi lễ diễu binh.

B. Hoạt động ứng dụng Bài 16C Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Đọc cho người thân nghe các câu văn miêu tả hay ở lớp.

Xem đáp án

Học sinh tham khảo các bài văn miêu tả sau:

--------------------------------------------------------------------------------------------

Trên đây là Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 16C: Từ ngữ miêu tả. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải bài tập sách Tiếng Việt 5 chương trình VNEN theo từng bài học năm học 2023 - 2024 sẽ giúp các em học sinh lớp 5 ôn tập kiến thức tiếng Việt trọng tâm bài 16C hiệu quả.

Đánh giá bài viết
47 13.295
Sắp xếp theo

    Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

    Xem thêm