Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 7C: Cảnh sông nước

Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 7C: Cảnh sông nước bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng Việt 5 trang 77 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng Việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động thực hành Bài 7C Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1.

a) Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ "Chạy" trong mỗi câu ở cột A và viết vào vở theo mẫu:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 7C: Cảnh sông nước

b) Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu ở cột A trên đây.

1. Hoạt động di chuyển

2. Hoạt động di chuyển bằng chân

3. Hoạt động di chuyển của phương tiện giao thông

Xem đáp án

a) Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ "Chạy" trong mỗi câu ở cột A và viết vào vở theo mẫu:

1 - c. Bé chạy lon ton trên sân  - sự di chuyển nhanh bằng chân

2  - d. Tàu chạy trên đường ray - sự di chuyển của phương tiện giao thông

3 - a. Đồng hồ chạy đúng giờ - hoạt động của máy móc

4 - b. Dân làng khẩn trương chạy lũ - Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến

b) Dòng nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu ở cột A trên là:

Đáp án: 1. Hoạt động di chuyển

Câu 2.

Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.

b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.

c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.

Xem đáp án

Nghĩa gốc từ "ăn": Ăn là từ dùng để chỉ hành vi nạp năng lượng nhằm duy trì sự sống và tăng trưởng của động vật nói chung trong đó có con người

→ Vậy câu sử dụng từ ăn theo nghĩa gốc là:

Đáp án: c. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.

Câu 3.

Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đi hoặc từ đứng:

HS tham khảo các câu mẫu sau:

a. Câu có từ đi:

  • Mang nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân.
  • Mang nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.

b. Câu có từ đứng:

  • Mang nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
  • Mang nghĩa 2: ngừng chuyển động

Học sinh tham khảo các câu sau:

a. Câu có từ đi:

- Mang nghĩa 1:

  • Mỗi sáng, bà nội thường đi bộ để rèn luyện sức khoẻ.
  • Chú Ba lo lắng nên cứ đi lại mãi trong phòng nhỏ.

- Mang nghĩa 2:

  • Em thích nhất là đi giày búp bê.
  • Anh bộ đội đã ra đi mãi mãi.

b. Câu có từ đứng:

- Mang nghĩa 1:

  • Vì không học thuộc bài cũ nên Nam bị cô giáo bắt đứng ở cuối lớp.
  • Chú bộ đội đứng yên, không di chuyển trong cả buổi lễ chào cờ.

- Mang nghĩa 2:

  • Buổi trưa, trời đứng gió khiến không khí thật ngột ngạt.
  • Bác Tuấn là người đứng đắn và nghiêm túc.

Câu 4.

Luyện tập viết đoạn văn tả cảnh: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.

Học sinh tham khảo các đoạn văn sau:

Đoạn văn mẫu 1:

Khung cảnh mà em yêu thích nhất ở quê hương chính là con sông chảy qua cuối làng. Không ai biết con sông ấy tên là gì, nhưng người dân trong làng thường quen mà gọi là “cái sông”. Hai bên bờ sông được người dân đắp đá, xây kè thành từng bậc thang cho tiện đi lại và sinh hoạt. Lúc nào, dòng sông cũng đông vui và náo nhiệt. Bởi, ngay bên bờ sông, là nơi họp chợ của các mẹ, các chị. Tiếng người mua, kẻ bán rộn ràng cả một khúc sông quê. Đến chiều, khi chợ tàn, thì nơi đây là thiên đường cho những đứa trẻ. Chúng tha hồ ngụp lặn trong dòng nước mát rượi. Và khi mặt trời sắp lặn, lại rộn rã các bà, các mẹ đem đồ ra bờ sông giặt. Cứ thế, dòng sông dịu dàng mà làm bạn, gắn kết thân mật với cuộc sống của làng em.

Đoạn văn mẫu 2:

Quê hương em nổi tiếng khắp nơi với khu chợ nổi trên sông. Vốn bởi nơi đây có rất nhiều kênh rạch. Người dân di chuyển chủ yếu bằng thuyền, bằng ghe. Vậy nên, mới thành những buổi họp chợ trên mặt nước. Mới đầu, là để phục vụ người dân, sau nó trở thành một nét văn hóa đặc trưng hấp dẫn bà con tứ xứ đến xem. Trên mặt nước dập dềnh, những chiếc thuyền lớn có bé có tè tựu với đủ thứ mặt hàng thơm ngon, hấp dẫn. Có những chiếc thuyền đơn sơ, mộc mạc như người dân nơi đây. Cũng có những chiếc thuyền được trang trí cầu kì, sặc sỡ để thu hút khách du lịch. Nhưng điểm chung của tất cả những gian hàng di động ấy, chính là tấm lòng đôn hậu, chân chất của người bán hàng. Cả buổi chợ nơi đây lúc nào cũng rộn rã và vui tươi, xáo xào âm thanh người mua kẻ bán. Tất cả cứ lênh đênh, dập dềnh, thật là thú vị.

Đoạn văn mẫu 3:

Dòng sông quê em như một nàng tiên khoác lên mình những chiếc áo thật nhiều màu sắc. Khi mặt trời lên cao, những tia nắng vàng óng chiếu xuống dòng sông, màn sương sớm lúc này được thay thế bởi tấm áo choàng lấp lánh ánh bạc. Khi trời dần chuyển về chiều, vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông quê em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp, bọn trẻ con chúng em rủ nhau ra sông tắm. Buổi tối, khi ông trăng tròn vắt ngang qua ngọn tre, soi bóng xuống mặt sông lấp lánh, mặt sông lại lung linh như được dát vàng, dát bạc.

>> Tham khảo thêm các đoạn văn khác: Viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước

B. Hoạt động ứng dụng bài 7C Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Quan sát một cảnh đẹp của địa phương và ghi chép lại kết quả ghi chép

Đáp án và hướng dẫn giải

Quan sát Hồ Gươm:

  • Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ.
  • Mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời, thi thoảng bắt gặp đàn cá tung tăng bơi lội.
  • Tháp Rùa có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước.
  • Nằm bên hồ Gươm là các kiến trúc cổ như: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn…
  • Cây cầu Thê Húc cong cong, yêu kiều như một dải lụa đỏ dẫn vào đền Ngọc Sơn cổ kính
  • Xung quang hồ là những hàng cây cổ thụ cao sừng sững, những khóm hoa tươi đủ sắc màu...

------------------------------------------------------------------------

Trên đây là Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 bài 7C: Cảnh sông nước. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 chương trình VNEN theo từng bài học trên đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài tập hiệu quả. 

Đánh giá bài viết
53 29.570
Sắp xếp theo

Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Xem thêm