Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 8C: Cảnh vật quê hương

Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 8C: Cảnh vật quê hương bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng Việt 5 trang 88 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng Việt lớp 5.

A. Hoạt động thực hành Bài 8C Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1.

Chơi trò chơi: Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

Xem đáp án

Cách chơi:

  • Bạn A: Nêu một từ nhiều nghĩa và mời bạn B trong nhóm đặt ít nhất hai câu với từ đó để thể hiện nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
  • Bạn B: Sau khi hoàn thành yêu cầu của bạn A đưa ra, bạn B được quyền nêu một từ nhiều nghĩa khác và mời bạn C tiếp tục thực hiện như mình vừa làm

Mẫu:

Từ

Nghĩa

Câu

Đi

Nghĩa gốc

Bé Na đang tập những bước đi đầu tiên

Nghĩa chuyển

Chiếc xe đi chầm chậm qua đoạn đường đèo

Mũi

Nghĩa gốc

Cô ấy có cái mũi như người nước ngoài

Nghĩa chuyển

Mỗi lần đi ra biển, tôi đều thích ngồi ở mũi thuyền

Đậu

Nghĩa gốc

Mẹ vừa nấu một nồi xôi đậu

Nghĩa chuyển

Bạn Ngọc thi đậu học sinh giỏi huyện

Câu 2.

Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ xuân trong mỗi câu ở cột A và viết kết quả vào vở:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN bài 8C

Xem đáp án

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN bài 8C

Câu 3.

Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây và đánh dấu kết quả vào bảng:

Từ

Nghĩa

Xác định

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Cao

Có chiều cao lớn hơn mức bình thường

Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

Nặng

Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường

Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

Ngọt

Có vị như vị của đường, mật

Lời nói (nhẹ nhàng), dễ nghe.

(Âm thanh) nghe êm tai

Xem đáp án

Từ

Nghĩa

Xác định

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Cao

Có chiều cao lớn hơn mức bình thường

x

Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

x

Nặng

Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường

x

Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

x

Ngọt

Có vị như vị của đường, mật

x

Lời nói (nhẹ nhàng), dễ nghe.

x

(Âm thanh) nghe êm tai

x

Câu 4.

Đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên.

Xem đáp án

Học sinh tham khảo các câu sau:

Từ

Nghĩa

Đặt câu

Cao

Có chiều cao lớn hơn mức bình thường

Bạn Nam cao nhất lớp em

Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

Năm nay, sản lượng lúa cao hơn so với năm trước.

Nặng

Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường

Tuy mới lớp 5 nhưng bạn Tuấn đã nặng 50kg.

Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

Lãi suất ngân hàng cho vay nặng hơn lãi suất vay ở bên ngoài.

Ngọt

Có vị như vị của đường, mật

Mật ong rừng rất ngọt và thơm

Lời nói (nhẹ nhàng), dễ nghe.

Cô giáo em có giọng nói rất ngọt ngào.

(Âm thanh) nghe êm tai

Tiếng đàn violon ngọt ngào cất lên trong đêm tối.

Câu 5.

Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy trao đổi nhóm để cho biết:

  • Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp?
  • Cách viết mỗi kiểu mở bài như thế nào?

a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường em gắn bó suốt những năm tháng học trò.

Xem đáp án

- Trong hai đoạn mở bài trên, ta thấy:

  • Đoạn a : Mở bài trực tiếp
  • Đoạn b : Mở bài gián tiếp

- Cách viết mở bài của mỗi kiểu:

  • Đoạn a: giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
  • Đoạn b: Kể về những kỉ niệm gắn bó thời thơ ấu đối với cảnh vật quê hương rồi mới giới thiệu con đường sẽ tả.

Câu 6.

Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).

a. Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.

b. Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.

Xem đáp án

- Giống nhau: Cả hai đoạn kết bài đều nêu bật tình cảm thân thiết, gắn bó và yêu quý của bạn học sinh đối với con đường.

- Khác nhau:

  • Đoạn a: Nêu bật tình cảm đôi với con đường.
  • Đoạn b: Nêu tình cảm đối với con đường, đề cao công lao của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đẹp; đồng thời thể hiện các hành động thiết thực đối với con đường mà mình yêu quý.

Câu 7.

Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kể bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương em.

Xem đáp án

Học sinh tham khảo các mở bài sau đây:

a) Mở bài tả dòng sông quê hương:

- Mở bài trực tiếp: Ở làng của em, có một dòng sông vô cùng xinh đẹp, được mọi người gọi với cái tên là sông Gianh.

- Mở bài gián tiếp:

Ơi! Con sông quê, con sông quê
Ơi! con sông quê, con sông quê
Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi
Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm...

Đó là những ca từ trong bài hát Khúc hát sông quê do ca sĩ Anh Thơ thể hiện. Lời bài hát da diết ấy, đánh thức trong lòng em những tình cảm xao xuyến cùng những kỉ niệm đẹp bên dòng sông quê hương yêu dấu. Dòng sông ấy, in sâu vào trong tâm trí, trong trái tim em với tên gọi mộc mạc "sông Gianh".

b) Mở bài tả cánh đồng lúa quê hương:

- Mở bài trực tiếp: Mỗi năm vào tháng 6, em luôn rất mong ngóng được cùng gia đình về quê ngoại. Bởi lúc này, em sẽ được chiêm ngưỡng cánh đồng lúa chín rộng lớn, xinh đẹp tuyệt vời.

- Mở bài gián tiếp:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông...

Hai câu ca dao ấy, gợi lên hình ảnh cánh đồng lúa rộng lớn và trù phú. Đồng thời, nó cũng gợi lên trong tâm trí em những hình ảnh về cánh đồng lúa của quê hương mình. Đó là cánh đồng lúa đẹp nhất đối với em.

>> Tham khảo thêm các mẫu mở bài khác tại đây: Viết đoạn mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên

B. Hoạt động ứng dụng bài 8C Tiếng việt lớp 5 VNEN

Đọc cho người thân nghe đoạn mở bài và kết bài mà em đã viết. Viết thêm phần thân bài để tạo thành bài văn tả cảnh đẹp quê hương em.

Ví dụ mẫu 1:

Quê ngoại em ở vùng trung du, nơi có núi đồi trập trùng trải dài về phía xa vô tận. Giữa những dãy núi là cánh đồng lúa xanh tươi hai bên bờ sông Cầu uốn quanh. Một sáng sớm mùa hạ về quê, em được theo ngoại ra cánh đồng. Cảnh đẹp hiện ra khiến em vô cùng thích thú và ấn tượng.

Cánh đồng buổi sớm như vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ với màn sương đêm yên tĩnh giăng kín. Trên những lá lúa non, những hạt sương long lanh nhỏ bé như những hạt ngọc trời tuyệt đẹp. Những làn gió mát nhẹ và hương thơm của đồng ruộng khiến em cảm dễ chịu biết bao. Em khẽ hít thở thật sâu để tận hưởng được vị ngọt trong và mát lành của khí trời sáng tinh mơ.

Từ sau dãy núi phía đông, những tia nắng sớm vàng nhẹ như những cánh tay vươn vai của ông mặt trời đón chào ngày mới. Nắng buông, như hồi chuông báo thức dài với muôn loài cùng thức dậy đón chào ngày mới. Trên những bụi cây ven sông, lũ chim ríu rít gọi đàn, chuẩn bị cho ngày làm việc chăm chỉ bắt đầu.

Nhìn từ xa, những đám ruộng được phân chia như những ô bàn cờ để phân chia cho từng gia đình. Ô ruộng nào lúa cũng xanh tốt mơn mởn, những bông lúa non đang thì con gái. Ngồi bên bờ ruộng, em cảm nhận rất thật, rất gần hương thơm thoang thoảng của mùi sữa lúa non mới trổ, hương thơm tinh khôi đó hòa vào làn gió quê làm tâm hồn mình bỗng nhiên thấy thanh thản lạ kì. Những bông lúa uốn mình cong cong về 1 hướng khi mang trên mình những hạt lúa non đang chớm sữa. Những hạt lúa xanh xanh lớn dần lên trong sự kết tinh của bùn đất, của nắng, của gió và công lao chăm sóc của bàn tay con người.

Ví dụ mẫu 2:

Hồ Gươm nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ. Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m. Hồ có rất nhiều tên gọi. Ban đồ hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo. Tiếp đến hồ có tên là Thủy Quân vì thời nhà Trần, vua sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân. Từ thế kỷ 15 gắn liền với truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427) hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm. Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc. Xung quanh hồ là rặng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ và những cây cổ thụ toả bóng mát. Những bồn hoa đủ loại, đủ màu sắc đua nhau mời gọi lũ ong bướm càng làm cho hồ giống như một lẵng hoa rực rỡ. Bao trùm cả hồ là một sắc xanh biếc khiến hồ giống như một hòn đảo nhỏ giữa lòng thành phố. Từ xa nhìn lại hồ như một chiếc gương khổng lồ. Mỗi buổi sớm mai, mặt hồ lăn tăn gợn sóng đón những tia nắng bình minh. Nước hồ trong vắt khiến du khách nhìn rõ đàn cá bơi lội, hay những chú rùa con đang tập bơi. Xa một chút là cầu Thê Húc màu đỏ son cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong, ẩn mình dưới tán đa già. Đằng trước Đền là Tháp Bút đứng hiên ngang sừng sững như khí phách của dân tộc ta.

-----------------------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập tiếng Việt 5 VNEN , VnDoc còn giúp các bạn giải vở bài tập tiếng Việt lớp 5 SGK tiếng Việt lớp 5.

Trên đây là Giải bài tập SGK tiếng Việt 5 VNEN 8C: Cảnh vật quê hương. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải SGK tiếng Việt lớp 5 theo chương trình VNEN giúp các em chuẩn bị bài tập hiệu quả.

Đánh giá bài viết
142 34.719
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Long Nguyen
    Long Nguyen

    👍hay

    Thích Phản hồi 11/11/21

    Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

    Xem thêm