Toán lớp 5 VNEN bài 32: Trừ hai số thập phân

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 32: Trừ hai số thập phân - Sách VNEN toán 5 tập 1 trang 86 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 2 lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản bài 32 Toán VNEN lớp 5

Câu 1 trang 87 sách VNEN Toán 5

Chơi trò chơi “giúp bạn qua cầu”.

Thảo luận cách qua cầu giúp các bạn Voi, Gấu, Sư tử, Bò, Ngựa qua cầu nhanh và an toàn nhất. Viết kết quả thảo luận của nhóm em vào bảng sau:

Trả lời:

 

Tên con vật qua cầu

Tổng cân nặng

Lần 1

Voi

4,6 tạ

Lần 2

Bò và Gấu

1,2 + 2,8 = 4 tạ

Lần 3

Sư tử và Ngựa

2,3 + 1,7 = 4 tạ

Lần 4

 

 

Câu 2 - 3 trang 87 sách VNEN Toán 5

Thực hiện lần lượt các hoạt động

Đặt tính rồi tính: 34, 82 – 6,37 và 57,3 – 9,15

Trả lời:

Trừ hai số thập phân

Câu 4 trang 87 sách VNEN Toán 5

Nói với bạn cách trừ hai số thập phân, lấy ví dụ minh họa

Trả lời:

Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:

· Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng ở cột với nhau

· Thực hiện phép trừ như các số tự nhiên

· Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của dấu bị trừ và số trừ.

Ví dụ: 14, 15 – 3,76

Ta thực hiện như sau:

Trừ hai số thập phân

B. Hoạt động thực hành bài 32 Toán lớp 5 VNEN

Câu 1 trang 89 sách VNEN toán 5

Tính:

Trừ hai số thập phân

Phương pháp giải:

- Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của dấu bị trừ và số trừ.

Đáp án và hướng dẫn giải

Trừ hai số thập phân

Câu 2 trang 89 sách VNEN toán 5

Đặt tính rồi tính:

a. 21,3 – 10,7

b. 15,53 – 6,44

c. 13,5 – 11,98

d. 50 – 26,83.

Phương pháp giải:

* Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau :

- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng ở cột với nhau.

- Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của dấu bị trừ và số trừ.

Đáp án và hướng dẫn giải

Trừ hai số thập phân

Câu 3 trang 89 sách VNEN toán 5

Giải bài toán sau: Một thùng đựng 28,75 kg đường. Người ta lấy từ thùng đó tra 10,5kg đường sau đó lại lấy ra 8kg đường nữa. Hỏi trong thùng còn bao nhiêu ki-lô-gam đường?

Phương pháp giải:

Cách 1:

- Tìm tổng số gạo đã lấy ra : 10,5kg + 9kg.

- Số gạo còn lại = số gạo ban đầu có trong thùng – tổng số gạo đã lấy ra.

Cách 2 :

- Tìm số gạo còn lại sau khi lấy ra lần đầu = số gạo ban đầu có trong thùng – số gạo lấy ra lần đầu.

- Số gạo còn lại = còn lại sau khi lấy ra lần đầu – số gạo lấy ra lần sau.

Đáp án và hướng dẫn giải

Cách 1:

Tổng số kg đường người ta đã lấy đi sau hai lần là:

10,5 + 8 = 18,5 (kg)

Trong thùng còn số kg đường là:

28,75 - 18,5 = 10,25 (kg)

Đáp số: 10,25 kg

Cách 2:

Số đường còn lại trong thùng sau khi người ta lấy lần một là:

28,75 - 10,5 = 18,25 (kg)

Số đường còn lại trong thùng sau khi người ta lấy lần hai là:

18,25 - 8 - 10,25 (kg)

Đáp số: 10,25 kg

Câu 4 trang 89 sách VNEN toán 5

Tìm x, biết:

a. x + 5,34 = 7,65

b. 7,95 + x = 10,29

c. x – 3,78 = 6,49

d. 8,4 – x = 3,6

Phương pháp giải:

Xác định vị trí và vai trò của x trong phép tính rồi áp dụng các quy tắc đã học

Đáp án và hướng dẫn giải

a. x + 5,34 = 7,65 b. 7,95 + x = 10,29

x = 7,65 – 5,34 x = 10,29 – 7,95

x = 2,31 x = 2,34

c. x – 3,78 = 6,49 d. 8,4 – x = 3,6

x = 6,49 + 3,78 x = 8,4 – 3,6

x = 10,27 x = 4,8

Câu 5 trang 89 sách VNEN toán 5

a. Tính rồi so sánh giá trị a – b – c và a – (b+ c)

a

b

c

a – b - c

a – (b+ c)

9,8

5,4

1,2

 

 

26,38

7,5

3,16

 

 

37,86

9,2

4,8

 

 

b. Tính bằng hai cách:

9,4 – 2,5 – 4,7

23,58 – (6,38 + 12,4)

Đáp án và hướng dẫn giải

a

b

c

a – b - c

a – (b+ c)

9,8

5,4

1,2

9,8 – 5,4 – 1,2

= 3,2

9,8 – (5,4 + 1,2)

= 9,8 – 6,6 = 3,2

26,38

7,5

3,16

26,38 – 7,5 – 3,16

= 15,72

26,38 – (7,5 + 3,16)

= 26,38 – 10,66 = 15,72

37,86

9,2

4,8

37,86 – 9,2 – 4,8

= 23, 86

37,86 – (9,2 + 4,8)

= 37,86 – 14 = 23,86

Nhận xét: a – b – c = a – (b+ c)

b. Tính bằng hai cách:

C1. 9,4 – 2,5 – 4,7 C2. 9,4 – (2,5 + 4,7)

= 6,9 – 4,7 = 2,2 = 9,4 – 7,2 = 2,2

C1. 23,58 – (6,38 + 12,4) C2. 23, 58 – 6,38 – 12,4

= 23,58 – 18,78 = 4,8 = 17,2 – 12,4 = 4,8

Câu 6 trang 90 sách VNEN toán 5

Giải bài toán sau: Ba qủa bí cân nặng 13,5 kg. Quả thứ nhất nặng 5,9 kg, quả thứ hai nhẹ hơn quả thứ nhất 1,5kg. Hỏi quả thứ ba nặng bao nhiêu kg?

Đáp án và hướng dẫn giải

Quả thứ hai nặng số kg là:

5,9 – 1,5 = 4,4 (kg)

Qủa thứ ba nặng số kg là:

13,5 – (5,9 + 4,4) = 3,2 (kg)

Đáp số: 3,2kg

C Hoạt động ứng dụng Bài 32 Toán VNEN lớp 5

Câu 2 trang 90 sách VNEN toán 5

Em tính xem bộ nào của nhà bác học Albert Einstein nhẹ hơn bộ não của người trưởng thành bình thường bao nhiêu kg?

Đáp án và hướng dẫn giải

Bộ não của nhà bác học Albert Einstein nhẹ hơn bộ não của người trưởng thành bình thường số kg là:

1,4 – 1,28 = 0,12 (kg)

Đáp số: 0,12 kg

D. Lý thuyết Phép trừ hai số thập phân

Quy tắc: Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:

- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Trừ như trừ các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ rồi trừ như trừ các số tự nhiên.

Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính:

4,98 - 2,41

37,25 - 13,68

Cách giải:

Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:

Phép trừ hai số thập phân

Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính: 50,2 - 36,45

Cách giải:

Ta đặt tính rồi làm như sau:

Phép trừ hai số thập phân

50,2 - 36,45 = 13, 75

Ví dụ 3: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?

Ta phải thực hiện phép trừ: 4,29 - 1,84 = ? m

Ta có: 4,29m = 429 cm

1,84m = 184 cm

Phép trừ hai số thập phân

Vậy: 4,29 - 1,84 = 2,45 (m)

Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:

Phép trừ hai số thập phân

Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

Ví dụ 4: 45,8 - 19,26 = ?

Phép trừ hai số thập phân

Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ các số tự nhiên.

Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ.

Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:

- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.

- Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ, thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ, rồi trừ như số tự nhiên.

Trên đây là Giải bài tập SGK Toán 5 VNEN bài 32: Trừ hai số thập phân. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải Sách giáo khoa Toán lớp 5 chương trình VNEN theo từng bài học giúp các em học sinh ôn tập kiến thức hiệu quả.

Đánh giá bài viết
111 41.614
Sắp xếp theo

Giải Toán lớp 5 VNEN

Xem thêm