Giải vở bài tập Lịch sử 7 bài 19

Giải vở bài tập Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Chuyên mục Giải VBT Sử 7 được giới thiệu trên VnDoc, bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong Vở bài tập Sử 7, được trình bày khoa học, dễ hiểu giúp các em nắm vững kiến thức bài học, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Lịch sử lớp 7. Chúc các em học tốt.

Bài 1 trang 53 VBT Lịch Sử 7

Đánh dấu X vào ô trống trước ý mà em cho là đúng:

Hào kiệt và những người yêu nước khắp nơi tìm đến với Lê Lợi để tụ nghĩa là vì:

Ông là người rất giỏi võ, có sức khỏe hơn người

Ông là người rất giàu và có thế lực lớn

Là hào trưởng có uy tín lớn, yêu nước, dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ đánh giặc

Ông là nhà chính trị đại tài.

Lời giải:

Là hào trưởng có uy tín lớn, yêu nước, dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ đánh giặc

Bài 2 trang 53 VBT Lịch Sử 7

a. Điền vào chỗ trống những hiểu biết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Người chỉ huy:… tự xưng là:

- Bộ chỉ huy có… người.

- Nơi diễn ra hội thề:…

- Ngày khởi nghĩa:…

b. Trong số những nhân vật sau đây, những ai đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đánh dấu X vào dưới những tên người mà em cho là đúng:

Lê Lợi

Trần Quốc Tuấn

Lưu Nhân Chú

Trần Quang Khải

Lê Lai

Đinh Liệt

Trần Quý Khoáng

Nguyễn Trãi

Lê Thánh Tông

Lời giải:

a)

- Người chỉ huy: Lê Lợi tự xưng là: Bình Định Vương

- Bộ chỉ huy có 19 người.

- Nơi diễn ra hội thề: Lũng Nhai (Thanh Hóa)

- Ngày khởi nghĩa: Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7/2/1418)

b)

Lê Lợi, Lưu Nhân Chú, Lê Lai, Đinh Liệt, Nguyễn Trãi

Bài 3 trang 54 VBT Lịch Sử 7

a) Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp muôn vàn khó khăn. Em hãy nêu một vài dẫn chững tiêu biểu?

b) Em biết gì về người đã hi sinh anh dũng để cứu Lê Lợi và nghĩa quân khỏi tình thế nguy hiểm?

Lời giải:

a) Dẫn chứng: Quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ, nghĩa quân liên tục rút quân và chống lại sự vây quét của địch.

Có lúc thiếu lương thực trầm trọng, phải giết cả voi cả ngựa.

b) Lê Lai người dân tộc Mường, quê ở Thanh Hóa. Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân thì 4 người đã hi sinh trong chiến đấu.

Bài 4 trang 54 VBT Lịch Sử 7

Vì sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa và quân Minh cũng chấp nhận yêu cầu đó? Trong các lí do nêu dưới đây, lí do nào thuộc về nghĩa quân – em đánh chữ N, lí do nào thuộc về phía quân Minh – em đánh chữ M:

Ở trên núi cao xa xôi, hẻo lánh, rất khó để phát triển lương thực.

Tập trung binh lực nhưng không tiêu diệt được đối phương.

Thiếu lương thực trầm trọng.

Để tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho bước phát triển mới.

Để thực hiện âm mưu dụ hòa Lê Lợi hòng làm nhụt ý chí chiến đấu của nghĩa quân.

Lời giải:

N

Ở trên núi cao xa xôi, hẻo lánh, rất khó để phát triển lương thực.

M

Tập trung binh lực nhưng không tiêu diệt được đối phương.

N

Thiếu lương thực trầm trọng.

N

Để tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho bước phát triển mới.

M

Để thực hiện âm mưu dụ hòa Lê Lợi hòng làm nhụt ý chí chiến đấu của nghĩa quân.

Bài 5 trang 54 VBT Lịch Sử 7

Đánh dấu X vào ô trống trước ý em cho là đúng:

Ý không phải lí do Nguyễn Chích đề nghị tiến quân đánh váo Nghệ An để xây dựng căn cứ mới là:

Để thoát khỏi thế bị bao vây, tiêu diệt.

Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, có địa thế hiểm yếu.

Xa lãnh thổ Trung Quốc, quân Minh khó có tiếp viện.

Vùng núi rừng Thanh Hóa khó tiến quân và lui quân.

Lời giải:

Xa lãnh thổ Trung Quốc, quân Minh khó có tiếp viện.

Bài 6 trang 55 VBT Lịch Sử 7

Việc Lê Lợi chấp nhận kế hoạch của Nguyễn Chích đã tạo cho nghĩa quân bước phát triển mới cả về thế và lực. Em hãy điền tiếp những thắng lợi của nghĩa quân để minh họa cho đường lối đúng đắn đó:

- Ngày 12-10-1424, tập kích đồn…

- Hạ thành…, buộc địch phải đầu hàng.

- Đánh bại quân Trần Trí ở… bằng kế nghi binh.

- Siết chặt vòng vây…, tiến đánh và giải phóng…

- Tiến quân ra…, giải phóng… trong một thời gian ngắn.

Lời giải:

- Ngày 12-10-1424, tập kích đồn Đa Căng.

- Hạ thành Trà Lân, buộc địch phải đầu hàng.

- Đánh bại quân Trần Trí ở Khả Lưu, Bồ Ải bằng kế nghi binh.

- Siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh và giải phóng Diễn Châu.

- Tiến quân ra Thanh Hóa, giải phóng Diễn Châu, Thanh Hóa trong một thời gian ngắn.

Bài 7 trang 55 VBT Lịch Sử 7

Em hãy nối mũi tên chỉ đúng các hướng tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn:

Lời giải:

- Đạo thứ nhất: Tiến quân giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang.

- Đạo thứ hai: Giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng…, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang

- Đạo thứ ba: Tiến thẳng ra Đông Quan

Bài 8 trang 55 VBT Lịch Sử 7

Hãy điền những nét chính về diễn biến hai trận đánh lớn góp phần đưa đến thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn:

Lời giải:

Trận Tốt Động – Chúc Động

Trận Chi Lăng – Xương Giang

- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh kéo vào thành Đông Quan.

- Ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ.

- Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động.

- Quân địch đại bại.

- Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

- Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. - Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc.

- Ngày 8 -10, quân Liễu Thăng ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay, chấn hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang.

- Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích tiêu diệt.

- Số địch đến được Xương Giang cũng bị nghĩa quân tập kích tiêu diệt.

Bài 9 trang 56 VBT Lịch Sử 7

Em biết gì về bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hãy nêu những nét chính về:

+ Hoàn cảnh ra đời

+ Nội dung

+ Ý nghĩa

Lời giải:

- Hoàn cảnh ra đời: Đất nước hoàn toàn giải phóng, quân Minh đã bị đánh bại.

- Nội dung: Tổng kết cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc từ những ngày gian lao ở núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang.

- Ý nghĩa: nêu bật ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, toát lên niềm tự hào dân tộc sâu sắc, chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo sáng ngời.

Bài 10 trang 56 VBT Lịch Sử 7

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là:

Quân đội nước ta rất thiện chiến.

Toàn dân đoàn kết chiến đấu, có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có bộ tham mưu tài giỏi, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Nhà Minh phải chia sẻ lực lượng để đối phó với giặc ngoại xâm ở Trung Quốc.

Quân Minh không quen với khí hậu và địa hình của nước ta.

Lời giải:

Toàn dân đoàn kết chiến đấu, có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có bộ tham mưu tài giỏi, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

......................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em học sinh Giải vở bài tập Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài các bài Giải Vở BT Lịch sử 7 trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu Lịch sử lớp 7, Giải bài tập Lịch sử 7, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7, Giải bài tập Lịch Sử 7 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Lịch sử hơn.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
62 15.484
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Lịch Sử 7

    Xem thêm