Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 3: Quá trình tạo lập văn bản

Giải vở bài tập Ngữ văn 7: Quá trình tạo lập văn bản

Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 3: Quá trình tạo lập văn bản được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Câu 1 (trang 34 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong những yếu tố sau, yếu tố nào không cần có khi định hướng tạo lập văn bản?

Trả lời:

Em chọn phương án: A. Thời gian (Văn bản được nói, viết vào lúc nào?)

Câu 2 (trang 34 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Nhìn chung, quá trình tạo lập văn bản gồm những bước nào?

Trả lời:

Các bước tạo lập văn bản:

- Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?

- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.

- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

- Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.

Câu 3 (Bài tập 2 trang 46 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 35 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Theo em, bạn làm như vậy là: Chưa phù hợp

Bởi vì:

- Đối tượng người nghe trong Hội nghị học tốt không chỉ là các thầy, cô giáo mà còn là các bạn học sinh khác.

- Về nội dung, nếu chỉ kể lại việc mình đã học thế nào và thành tích học tập bạn đã đạt được thì chưa đạt được mục đích của bài báo cáo về kinh nghiệm học tập.

Cần điều chỉnh mấy điều sau:

- Bạn cần rút ra được những kinh nghiệm của bản thân sau quá trình học tập của mình để chia sẻ trong bài báo cáo: cách thức tự học, làm thế nào để tiếp thu hiệu quả kiến thức,...

- Khi nói, bạn cần hướng đến toàn bộ những người nghe có mặt trong Hội nghị.

Câu 4 (Bài tập 3 trang 46 - 47 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 35 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Khi trình bày dàn bài, theo em, cần ghi các ý chính một cách ngắn gọn nhất, rõ ràng và đủ ý, chưa cần phải viết thành những câu trọn vẹn, vì dàn bài chưa phải là văn bản.

b. Muốn phân biệt các mục lớn nhỏ trong dàn bài và kiểm soát được sự đầy đủ, hợp lí, cần phải: đặt đề mục cho những ý đó, ví dụ: luận điểm chính sẽ kí hiệu bằng chữ số La Mã (I, II, III,...), luận cứ nhỏ hơn sẽ là các số (1, 2, 3,...), các dẫn chứng sẽ sử dụng kết hợp chữ cái và số (1a, 1b, 1c,...).

Câu 5 (Bài tập 4 trang 47 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 36 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Những việc em cần thực hiện:

- Xác định vai trò của người viết: Hóa thân vào En-ri-cô.

- Xác định người nhận thư: Bố của En-ri-cô.

- Lời lẽ của bức thư: lễ phép, tôn trọng, bày tỏ được sự ăn năn, hối hận và chân thành.

b. Dàn ý của bức thư định viết:

- Mở đầu thư: Nêu lí do viết bức thư với người nhận thư.

- Nội dung bức thư:

+ Xin lỗi bố về thái độ sai trái của bản thân.

+ Cảm ơn bố vì đã cho mình bài học quý giá về tình cảm gia đình.

+ Khẳng định bản thân rất biết ơn cả bố và mẹ vì đã chăm sóc và giáo dục mình.

+ Lời hứa sẽ xin lỗi mẹ vì đã khiến mẹ buồn lòng.

- Kết thức bức thư: Chào hỏi.

Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 7 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7

Đánh giá bài viết
11 2.487
Sắp xếp theo

    Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7

    Xem thêm