Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 15: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 15: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 15: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

1. Câu 2, mục I, tr. 203, SGK

Trả lời:

STT

Tên bài thơ

Tác giả

Thể loại

Đặc sắc nội dung, tư tưởng

Đặc sắc nghệ thuật

1

Đồng chí

Chính Hữu

Thơ tự do

Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lí tưởng của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ.

- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

- Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: Đầu súng trăng treo.

2

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phạm Tiến Duật

Thơ tự do

Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trên những nẻo đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Tứ thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gắn với lời văn xuôi, lời nói thường ngày.

3

Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận

Thơ bảy chữ

Cảm xúc tươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể qua cảnh một chuyến ra khơi đánh cá của những ngư dân Quảng Ninh

Cảm hứng vũ trụ - lãng mạn. Nhiều hình ảnh đẹp, nên thơ, âm hưởng rộn ràng, phấn chấn. Một bài ca lao động hào hứng

4

Bếp lửa

Bằng Việt

Thơ tự do

- Nhớ lại những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. = Lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là của bà đối với gia đình, quê hương, đất nước

Kết hợp biểu cảm, miêu tả, kể chuyện và bình luận. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, tạo ra những ý nghĩa sâu sắc. Giọng thơ bồi hồi, cảm động

5

Ánh trăng

Nguyễn Duy

Thơ năm chữ

Từ hình ảnh trăng trong thành phố, nhớ lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính chiến đấu gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng, với đất nước thân yêu và bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung

Hình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ mà hợp lí. (thình lình mất điện, mở cửa sổ, chợt gặp vầng trăng); giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu; kết bài gợi mở (cái giật mình không phải ngẫu nhiên)

6

Làng (Trích truyện ngắn)

Kim Lân

Truyện

Truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

Xây dựng tình huống truyện thành công. Nghệ thuật miêu tả tình huống và ngôn ngữ nhân vật thành công.

7

Lặng lẽ Sa Pa (trích truyện ngắn)

Nguyễn Thành Long

Truyện

Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao. Qua đó, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức mình cho đất nước.

Xây dựng tình huống hợp lý. Cách kể chuyện tự nhiên từ điểm nhìn của một nhân vật. Kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và bình luận.

8

Chiếc lược ngà (trích truyện ngắn)

Nguyễn Quang Sáng

Truyện

Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau tám năm xa cách với nhiều éo le, trắc trở. Qua đó, ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh

Miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật rất thành công.

2. Tóm tắt cốt truyện, nêu tình huống truyện của các truyện ngắn: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Trả lời:

- Cốt truyện và tình huống truyện của truyện ngắn Làng:

+ Cốt truyện: suốt mấy ngày, ông Hai luôn chột dạ, đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc. Khi được tin cải chính, ông vui sướng như người đã chết đi được sống lại.

+ Tình huống: nỗi đau khổ của ông Hai khi đột ngột nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc và niềm vui khôn xiết của ông Hai khi được nghe cải chính.

- Cốt truyện và tình huống truyện của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa:

+ Cốt truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn người: ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn.

+ Tình huống: xe dừng đột ngột khi vừa qua Sa Pa.

- Cốt truyện và tình huống truyện của truyện ngắn Chiếc lược ngà:

+ Cốt truyện: ông Sáu đi kháng chiến, khi trở lại thăm nhà thì con gái đã lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha. Khi em nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào khu căn cứ, nhớ lời con, ông Sáu đã làm được một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con nhưng ông đã bị hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp nhờ một người bạn chuyển cây lược cho con.

+ Tình huống: bé Thu không nhận ra cha; khi em nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi; vào khu căn cứ ông Sáu hi sinh

3. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật này của tác giả

Trả lời:

- Ông Hai yêu quý và tự hào về làng chợ Dầu của mình: yêu say mê làng mình đến nỗi đi đâu gặp ai cũng khoe làng mình; làng mình hơn hẳn làng khác, có những cái mà làng khác không có.

- Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

+ Ông rất đau xót và tủi nhục: không dám ra khỏi nhà, không dám nhìn mặt ai.

+ Ông căm thù bọn Việt gian đã theo Tây.

+ Bị bà chủ nhà khinh bỉ đuổi đi ông càng tủi nhục, bế tắc, tuyệt đường sinh sống, có lúc muốn quay về làng nhưng lại gạt đi vì làng đã theo Tây, về làng là bỏ kháng chiến. Từ đó ông thù cái làng của ông vì làng đã theo Tây.

+ Niềm an ủi còn lại: bố con ông vẫn một lòng một dạ theo kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.

- Niềm vui sướng hả hê khi biết đích xác làng mình vẫn theo kháng chiến.

+ Nét mặt vui vẻ rạng rỡ hẳn lên.

+ Đối với con cái ông tỏ thái độ vui vẻ, thân mật.

+ Đi khoe hết với mọi người: làng mình vẫn theo kháng chiến.

+ Mặc dù biết tin nhà mình bị đốt, đốt nhẵn, nhưng vần không tiếc nuối gì mà tỏ vẻ hả hê vui sướng về cái làng của mình theo kháng chiến không theo Tây

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

+ Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống thử thách gay cấn để nhân vật bộc lộ tâm trạng, đó là sự ám ảnh, day dứt của ông Hai khi nghe tin làng mình làm Việt gian

+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện được cá tính

4. Câu 4, mục II, tr. 204, SGK

Trả lời:

- Anh thanh niên là một người có suy nghĩ đẹp: anh có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc, về lẽ sống

- Anh có hành động đẹp: anh vượt qua khó khăn gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn tuyệt đối để làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao

- Anh có lối sống đẹp: tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp chủ động, chân thành cởi mở, quan tâm đến mọi người,.....

5. Câu 5, mục II, tr. 204, SGK

Trả lời:

- Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu:

+ Trước khi nhận ra cha: ngơ ngác, sợ hãi khi mới gặp cha, tròn mắt, lạnh lùng nhìn như người xa lạ, tái mặt chạy đi kêu má, bướng bỉnh ương ngạnh khi ở nhà với cha.

+ Khi nhận ra cha: trằn trọc suy nghĩ khi nghe bà giải thích về vết sẹo; lúc thấy cha chuẩn bị ra đi, khuôn mặt bé Thu nghĩ ngợi xa xăm, rồi chạy tới ôm cha thắm thiết.

- Tính cách nhân vật: tình cảm mạnh mẽ sâu sắc, rất dứt khoát, rạch ròi có nét cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ

- Tình cảm cha con trong chiến tranh:

+ Chiến tranh có thể tạo ra sự xa cách, gây ra sự hiểu lầm, nhưng chiến tranh không làm mất đi tình cha con mà tình cảm ấy còn sâu nặng hơn. Tình cảm ấy vô cùng cảm động.

+ Chiến tranh có thể huỷ diệt cuộc sống, nhưng không thể huỷ diệt tình cảm gia đình thiêng liêng của con người.

6. Câu 6, mục II, tr. 204, SGK

Trả lời:

- Trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu), vẻ đẹp của hình ảnh người lính được nhà thơ thể hiện là vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân, sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết nhất của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn.

- Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), hình ảnh người lính được hiện lên với vẻ đẹp của những chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy. Đó là những người lính có tâm hồn sôi nổi, trẻ trung, lạc quan yêu đời, tình đồng đội thắm thiết và ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

7. Câu 8, mục II, tr. 204, SGK

Trả lời:

Nét nổi bật trong bút pháp xây dựng hình ảnh thơ của các bài

- Đồng chí: Bài thơ mang đậm tính hiện thực, hình tượng người lính được xây dựng theo bút pháp hiện thực.

- Đoàn thuyền đánh cá: Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng.

+ Hình ảnh đàn cá: được tạo nên bằng sự quan sát và liên tưởng tinh nhạy, vừa thực, vừa ảo.

+ Hình ảnh đoàn thuyền: cảm hứng lãng mạn, thủ pháp phóng đại, tượng trưng → Đoàn thuyền to lớn ngang tầm vũ trụ.

- Ánh trăng: Tự sự kết hợp trữ tình, vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng.

8. Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo (Đồng chí) và trăng (Ánh trăng)

Trả lời:

- Hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí:

+ Là hình ảnh lãng mạn nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp

+ Vừa thực, vừa ảo mang ý nghĩa biểu trưng: chiến sĩ – thi sĩ, hiện thực – tương lai, chiến tranh – hoà bình...

→ Mang hình ảnh lãng mạn đậm nét

- Hình ảnh trăng trong bài thơ Ánh trăng: Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng.

+ Trăng: Là thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ thời thơ ấu.

+ Trăng: Là quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.

+ Trăng: Là sự nhắc nhở về lẽ sống “Uống nước, nhớ nguồn”

Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 9 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 9

Đánh giá bài viết
1 420
Sắp xếp theo

    Giải VBT Ngữ văn 9

    Xem thêm