Giáo án Bài ca Côn Sơn Ngữ Văn 7

Giáo án Bài ca Côn Sơn

Giáo án Bài ca Côn Sơn Ngữ Văn 7 cung cấp kiến thức giúp học sinh hiểu sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi, sơ lược về đặc điểm thể thơ lục bát. Qua bài thơ, cảm nhận được sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.

Văn bản:
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
BÀI CA CÔN SƠN
(TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN)

A- Mục tiêu bài học:
Giúp HS:

  • Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình yêu của Trần Nhân Tông qua bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn trong đoạn thơ trích Bài ca Côn Sơn.
  • Tiếp tục tìm hiểu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
  • Rèn kĩ năng đọc và cảm nhận thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

B- Chuẩn bị:

  • Đồ dùng: Bảng phụ chép bản phiên âm, giải thích nghĩa và bản dịch thơ.
  • Những điều cần lưu ý:

Trong văn xuôi việc miêu tả thường phải có nhiều chi tiết hơn và ở mỗi chi tiết cũng phải tỉ mỉ, cụ thể hơn. Còn trong thơ cái gọi là miêu tả thường ít chi tiết và chi tiết thiên về gợi tả, tức là dùng những chi tiết đơn sơ nhưng có sức gợi lớn đối với trí tưởng tượng, niềm cảm xúc, óc suy ngẫm của người đọc.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

I- Ổn định tổ chức:

Sĩ số: Vắng:

II- Kiểm tra:

  • Đọc thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ biểu hiện những cảm xúc gì?
  • Yêu cầu: Khẳng định chủ quyền đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Thể hiện niềm tự hào về chủ quyền dân tộc.

III- Bài mới:

  • Phong cảnh non sông đất nước ta thời Trần - Lê cách chúng ta đời nay hàng 5-7 thế kỉ đã hiện ra trong cảm nhận của một ông vua anh hùng và một ông quan anh hùng thời ấy như thế nào? Bạn đã về thăm Thiên Trường, đã hành hương về Côn Sơn Kiếp Bạc chưa? Chắc phong cảnh những nơi ấy giờ đây phải khác xưa nhiều lắm. Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu hai bài thơ đó.

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức

- HS đọc chú thích.
- Em hãy nêu vài nét về tác giả Trần Nhân Tông?

- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Yêu cầu đọc: Giọng chậm rãi, ung dung, thanh thản, nhịp 4/3, 2/2/3.
- GV giới thiệu từ khó theo chú thích SGK.

- Đọc 2 câu thơ đầu – 2 câu đầu tả cảnh gì?

- Cảnh chiều trong thôn xóm được dịch nghĩa như thế nào? (Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ.
Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có nửa như không).
- Cụm từ: Bán vô bán hữu (nửa như có nửa như không) có nghĩa gì? (Phản ánh cái thời điểm nhìn cảnh vật vào lúc chiều sắp tối, nên nhà thơ có cảm nhận "nửa như có nửa như không".
- Lời thơ cho ta thấy cảnh vật ở đây có gì đặc biệt?


- Em hãy hình dung tưởng tượng cảnh này? (Đó là cảnh chiều muộn mùa thu vùng thôn quê Bắc Bộ. Thôn xóm như có màu khói của sương bao phủ khiến cảnh vật nhạt nhoà trong sương)
- Cảnh tượng ấy gợi cho em vẻ đẹp như thế nào?

A- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng):
I- Giới thiệu chung:

1- Tác giả: Trần Nhân Tông (1258-1308) là một ông vua yêu nước anh hùng.
- Là một nhà văn hoá, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.

2- Tác phẩm: sáng tác trong dịp về thăm quê.

II- Đọc- Hiểu văn bản:

1- Cảnh chiều trong thôn xóm:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịnh dương biên

-> Cảnh vật hiện lên không rõ nét, nửa hư, nửa thực, mờ ảo.

=> Gợi vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã.

2- Cảnh chiều ngoài cánh đồng:

Mục đồng nghịch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền

Tài liệu liên quan tới tác phẩm Bài ca Côn Sơn:

Đánh giá bài viết
5 3.597
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm