Giáo án bài Chữ người tử tù

Giáo án bài "Chữ người tử tù"

Thư viện giáo án VnDoc.com mời quý thầy cô tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 bài Chữ người tử tù. Giáo án bài Chữ người tử tù này sẽ giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời hiểu được quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân qua nhân vật này, giáo án giúp học sinh biết phân tích một truyện ngắn, đặc biệt là phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm tự sự..... thuộc môn Ngữ văn 11 này

BÀI: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
-Nguyễn Tuân-

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời hiểu được quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
  • Nắm được nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình.

2. Kĩ năng:

  • Giúp học sinh phân tích một truyện ngắn, đặc biệt là phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ:

  • Hình thành cho học sinh biết trân trọng nét đẹp văn hóa của dân tộc, hướng đến cái chân-cái thiện-cái mỹ.

II. Phương tiện thực hiện

  • SGK + SGV + Giáo án + trình chiếu Power point.

III. Cách thức tiến hành

  • Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Kiễm tra bài cũ:

  • Nêu đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Hai đứa trẻ? Qua thiên truyện này nhà văn Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?

2. Vào bài mới:

Lời dẫn vào bài:

Nhà văn Đônxtôi đã từng nói: “Cái đẹp sẽ cứu vớt con người” điều đó có nghĩa là cái đẹp sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, làm cho ta sống ngày càng tốt hơn, đưa ta thoát khỏi những cái dơ bẩn, thấp hèn. Liệu điều đó có phải là sự thật không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Hoạt động của GV và HSYêu cầu cần đạt

I. Tìm hiểu chung:

1. Tiểu dẫn:

- Hs đọc tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi:

- Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.

Cuộc đời:

- Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Khi học hết bậc thành chung, ông tìm đến nghề viết văn, làm báo, rồi tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945.

- Từ năm 1948-1958 ông là tổng thư ký của Hội văn nghệ Việt Nam.

Sự nghiệp:

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.Năm 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- nghệ thuật.

- Tác phẩm chính: Vang Bóng Một Thời (1940), Thiếu Quê Hương (1940), Chiếc Lư Đồng Mắt Cua (1941)…

- Tập Vang bóng một thời: xuất bản 1940 gồm 11 truyện ngắn “một văn bản đạt đến sự toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan). Tác phẩm đã kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính của truyện là những nhà nho “cuối mùa” tuy đã thua cuộc nhưng tỏ ra bất bình với xã hội đương thời, không chạy theo danh lợi, vẫn cố giữ vẻ đẹp thiên lương và trong sạch tâm hồn. Họ cố ý lấy cái tôi tài hoa, kiêu bạc để đối lập với cái xã hội lúc bấy giờ bằng cách phô diễn những lối sống đẹp, thanh cao. Trong số những con người ấy nổi lên hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.

Tài liệu liên quan cùng chủ đề Chữ người tử tù:

Đánh giá bài viết
8 20.287
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm