Giáo án Ngữ văn 7 bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Giáo án Ngữ văn lớp 7

Giáo án Ngữ văn 7 bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy được biên soạn kỹ lưỡng nhằm hỗ trợ các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thiện kĩ năng soạn giáo án của mình, đồng thời giúp cho quá trình truyền đạt tri thức đến các em học sinh cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, các em sẽ nhanh chóng hiểu được công dụng của dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng.

Giáo án Quan âm Thị Kính

Giáo án bài Liệt kê

DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

  • Nắm được công dụng của dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng.
  • Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

B. Chuẩn bị:

Đồ dùng: Bảng phụ.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học:

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra:

  • Thế nào là phép liệt kê? Cho ví dụ minh họa?
  • Có những kiểu liệt kê nào? Mỗi loại cho một ví dụ?

III. Bài mới:

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức

- Hs đọc ví dụ (bảng phụ)

- Trong các câu trên, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

- Qua các ví dụ trên, em thấy dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

- Hs đọc ví dụ (bảng phụ).

- Trong các câu trên, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?

- Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao? (Không thể thay dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy để tránh hiểu sai ý các phần của câu.

- Qua các ví dụ trên, em thấy dấu phẩy có những công dụng gì?

I. Dấu chấm lửng:

* Ví dụ:

a. Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng DT cha liệt kê hết.

b. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.

c. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp (Một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết).

* Ghi nhớ 1: sgk (122).

II. Dấu chấm phẩy:

* Ví dụ:

a. Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép có c.tạo phức tạp (vế thứ 2 đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức).

b. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các biện pháp, các tầng bậc ý trong khi liệt kê. Vì trong trường hợp này, dấu chấm phẩy được dùng kết hợp với dấu phẩy: dấu phẩy được dùng để ngăn cách các thành phần đồng chức trong từng bộ phận liệt kê, còn dấu chấm phẩy được dùng để phân ranh giới các bộ phận liệt kê ấy trong phép liệt kê chung.

* Ghi nhớ 2: sgk (122).

Đánh giá bài viết
9 3.524
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 7

Xem thêm