Giáo án bài Hành động nói

Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án Ngữ văn 8 bài 23: Hành động nói giúp học sinh hiểu được nói cũng là một thứ hành động, số lượng hành động nói khá lớn nhưng có thể qui lại thành một số kiểu nhất định, có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.

HÀNH ĐỘNG NÓI

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

  • Nắm được khái niệm hành động nói .
  • Một số kiểu hành động nói.

II. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

  • Khái niệm hành động nói.
  • Các kiểu hành động nói thường gặp.

2. Kĩ năng:

  • Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
  • Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp.

III. HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:

HOẠT ĐỘNG THẦYHOẠT ĐỘNG TRÒNỘI DUNG

* Hoạt động 1: Khởi động.

1. Ổn định: Kiểm diện, trật tự

2. KTBC: Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định. Đặt 2 câu phủ định miêu tả và phản bác?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.

* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm.
  • Gv trình bày theo cách (không theo mục I SGK Tr 62) khác.
  • GV hướng đến 1 HS
    • Cô mời x đứng dậy sau khi HS đứng dậy. GV nói tiếp cô mời x ngồi xuống.
  • GV hỏi: Tôi đã dùng cách gì để điều khiển x?
  • Qua đó GV có thể kết luận. Đó chính là tôi đã thực hiện một hành động nói – Vậy hành động nói là hành động được thực hiện bằng cách nói ra một điều gì đó, trong trường hợp này là nói ra sự yêu cầu.
  • GV cho HS đọc ghi nhớ (I) Tr 62.

- HS chú ý

- HSTL

- HSTL theo cách hiểu

- HS đọc phần ghi nhớ và ghi.

I. Hành động nói là gì?

Hành động nói là hành động đuợc thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

Đánh giá bài viết
1 2.495
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm