Giáo án bài Thao tác lập luận bình luận

Giáo án Ngữ văn lớp 11

Giáo án bài Thao tác lập luận bình luận giúp học sinh dễ dàng hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận; nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận, biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống.

Giáo án Ngữ văn 11 bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Giáo án Ngữ văn lớp 11 cơ bản

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

  • Hiểu mục đích yêu cầu, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
  • Nắm được cách bình luận một vấn đề

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

  • Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
  • Cách sử dụng các thao tác lập luận

2. Kĩ năng:

  • Nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận một số văn bản nghị luận
  • Vận dụng thao tác lập luận bình luận đẻ viết một đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp phân tích - tổng hợp, phát vấn, thảo luận nhóm,...

2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài

IV. CHUẨN BỊ

Gv:

  • Sgk Ngữ văn 11 (Cơ bản)
  • Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11
  • Giáo án

HS:

  • Sgk Ngữ văn 11 (Cơ bản)
  • Bài soạn

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

2. Trả bài cũ: Những thao tác lập luận nào có trong văn nghị luận?

3. Dạy bài mới:

* Lời vào bài: Trong văn nghị luận, người ta thường sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau. Bình luận là một trong những thao tác lập luận không thể thiếu. Vậy thao tác lập luận bình luận là gì? Mục đích, yêu cầu ra sao? Cách bình luận như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những điều đó.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

1. Khái niệm:

* GV hỏi:

Kể những hoạt động được gọi là " bình luận" mà em thườn gặp trong đời sống hằng ngày?

  • Bình luận thời sự: Đưa ra ý kiến bàn bạc, đánh giá về sự kiện thời sự → thái độ, lập trường của người bình luận.
  • Bình luận quân sự: Đưa ra ý kiến đánh giá và bàn bạc về việc bày binh bố trận, trong lĩnh vực quân sự → lập trường, quan điểm của người bình luận.
  • Bình luận thể thao: Đưa ra ý kiến đánh giá và bàn bạc về 1 trận đấu hoặc một môn thể thao nào đó → ý kiến của người bình luận

* HS kể những hoạt động bình luận

Rút ra khái niệm bình luận

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

1. Khái niệm:

Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập luận của văn nghị luận đưa ra ý kiến đánh giá và bàn luận về một tình hình, một vấn đề nào đó.

  • Đánh giá: Chỉ ra vấn đề: Đúng/sai? Hay/dở? Tốt/xấu?...
  • Bàn luận: phải có sự trao đổi ý kiến đối với người đối thoại.

Đánh giá bài viết
2 6.720
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thêm