Giáo án bài Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải

Giáo án bài “Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải”

Việc biên soạn một giáo án hay không chỉ dựa vào kiến thức hay kinh nghiệm sẵn có của người giáo viên, mà bên cạnh đó, nó còn đòi hỏi mỗi người thầy giáo cô giáo phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu thêm nhiều phương pháp mới. Hiểu được điều đó, Thư viện giáo án VnDoc.com xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo giáo án bài “vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải” trong chương trình Địa lí lớp 12. Mời quý thầy cô cùng tham khảo để mang về cho mình những kĩ năng mới trong việc soạn giáo án. Chúc quý thầy cô giáo có được buổi dạy thật thành công.

Giáo án bài Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

Giáo án bài Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

BÀI: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

  • Trình bày được vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải và các tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải.
  • Khái quát được ảnh hưởng của từng nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải cũng như sự hoạt động của các phương tiện vận tải.
  • Biết phân tích mối quan hệ qua lại và mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng kinh tế – xã hội.

2. Kỹ năng

  • Đọc và phân tích sơ đồ địa lí.
  • Liên hệ với thực tế Việt Nam và thực tế địa phương mình để hiểu được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.

3. Thái độ, hành vi

  • Có ý thức học tập nghiêm túc.
  • Biết liên hệ giữa kiến thức đã học và thực tiễn.

II. Phương tiện dạy học

  • Sgk.
  • Các phiếu học tập.

III. Phương pháp dạy học

  • Phương pháp thảo luận nhóm.
  • Phương pháp đàm thoại gợi mở.
  • Phương pháp nghiên cứu.
  • Phương pháp giảng giải.

IV. Hoạt động tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ

  • Nêu vai trò của ngành dịch vụ? (3 phút)

3. Bài mới

a. Mở bài (1 phút)

Trong mọi thời đại GTVT luôn giữ một vai trò quan trọng, nhất là trong thời đại hiện nay khi kinh tế-xã hội ngày càng phát triển thì GTVT lại càng giữ vị trí đặc biệt hơn nữa. Để tìm hiểu rõ hơn về vị trí của ngành GTVT chúng ta sẽ học bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải.

b. Hoạt động của giáo viên và học sinh:

Hoạt động của GV và HSNội dung bài

Họat động 1: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải.

Thời gian : 15 phút

Hình thức: Cả lớp

*Bước 1: Tìm hiểu vai trò ngành giao thông vận tải

- Giáo viên yêu cầu học sinh: Hãy kể một số hoạt động của ngành giao thông vận tải (GTVT).

  • Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung.
  • Giáo viên chuẩn kiến thức.

(Chở hàng lên biên giới, chở bông cho nhà máy dệt, máy bay chiến đấu, xe ô tô buyt phục vụ nhu cầu đi lại của con người....).

- Từ các ví dụ trên học sinh hãy nêu vai trò của ngành GTVT.

  • Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung.
  • Giáo viên chuẩn lai kiến thức.

- Giáo viên yêu cầu học sinh Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ của ngành giao thông vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới ?

  • Học sinh suy nghĩ trả lời,học sinh khác bổ sung.
  • Giáo viên chuẩn kiến thức:

Những tiến bộ của ngành giao thông vận tải đã mở rộng các mối liên hệ vận tải. Đảm bảo sự giao thông thuận tiện giữa các địa phương và giữa các khu vực trên thế giới.

  • Giáo viên mở rộng thêm: hiện nay số lượng các phương tiện đang ngày càng nhiều lên đã kéo theo nhiều vấn đề như là môi trường bị ô nhiễm do khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn, kẹt xe…. Cộng thêm vào đó là việc vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng.

=>Học sinh cần phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

I. Vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải

1. Vai trò

- Giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.

- Phục vụ nhu cầu đi lại của con người.

- Thúc đẩy hoạt động kinh tế văn hóa ở miền núi xa xôi

- Thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước.

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.

Đánh giá bài viết
1 670
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 12

    Xem thêm