Giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Lý 8

Giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Vật Lý 8

Giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Lý 8 do VnDoc tổng hợp và biên tập khoa học là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Lý 8 hữu ích giúp các thầy cô giáo hướng dẫn và ôn tập hiệu quả kiến thức môn Vật lý 8 cho các em học sinh. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.

Giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa 8

Giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Văn 8

Giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Vật lý 9

CHỦ ĐỀ CƠ HỌC
PHẦN I: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Định nghĩa chuyển động cơ học:

  • Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học.
  • Một vật được gọi là đứng yên so với vật này, nhưng lại là chuyển động so với vật khác. Đối với vật này thì chuyển động nhanh, nhưng đối với vật kia thì chuyển động chậm.
  • Xét hai vật A và B cùng tham gia chuyển động.

1. Chuyển động của vật A và B khi ở trên cạn:

- Vận tốc của v ật A và vật B so với vật làm mốc gắn với trái đất lần lượt là v1 và v2 và v12 là vận tốc của vật A so với vật B và ngược lại.

a) Chuyển động cùng chiều:

  • Nếu hai vật chuyển động cùng chiều thì khi gặp nhau thì hiệu quãng đường hai vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật.

b) Chuyển động ngược chiều:

  • Nếu hai vật chuyển động ngược chiều thì khi gặp nhautổng quãng đường hai vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật.

2.Chuyển động của vật A và vật B trên sông:

- Vận tốc của ca nô là v1, dòng nước là v2 thì v12 là vận tốc của ca nô so với bờ (Bờ gắn với Trái Đất).

a) Chuyển động cùng chiều (Xuôi theo dòng nước):

v12 = v1 + v2 (Hoặc v = v vật + v nước)

b) Chuyển động ngược chiều (Vật chuyển động ngược dòng nước):

v12 = v1 - v2 (Hoặc v = v vật - v nước)

* Chú ý: Chuyển động trên cạn nếu một vật chuyển động là gió thì ta cũng vận dụng công thức như trên sông.

II. Chuyển động đều:

- Vận tốc của một chuyển động đều được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian và không đổi trên mọi quãng đường đi.

  • Với s: Quãng đường đi.
  • t: Thời gian vật đi quãng đường s.
  • v: Vận tốc.

III. Chuyển động không đều:

- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một quãng đường nào đó (tương ứng với thời gian chuyển động trên quãng đường đó) được tính bằng công thức:

Với s: Quãng đường đi.
t: Thời gian đi hết quãng đường S.

- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều có thể thay đổi theo quãng đường đi.

* Chú ý: Khi giải bài tập chuyển động nên sử dụng đơn vị hợp pháp:

  • Quãng đường (m); Thời gian (s) thì vận tốc (m/s).
  • Quãng đường (km); Thời gian (h) hì vận tốc (km/h).
Đánh giá bài viết
39 18.481
Sắp xếp theo

    Giáo án ngoài giờ lên lớp

    Xem thêm