Giáo án Cấu tạo ngoài của thân

Giáo án điện tử môn Sinh học lớp 6 bài “Cấu tạo ngoài của thân” mà thư viện giáo án điện tử VnDoc.com giới thiệu với các bạn dưới đây sẽ giúp học sinh biết được: vị trí, hình dạng của cây, phân biệt được đâu là cành, chồi ngọn, chồi lá....Giáo án soạn sẵn môn Sinh học lớp 6 là nguồn tài liệu bổ ích và thiết thực để giáo viên sẵn sàng cho những tiết dạy hiệu quả trên lớp.

Giáo án bài “Cấu tạo ngoài của thân”

Giáo án Sinh học bài: Quang hợp

Giáo án bài Quan sát biến dạng của thân

BÀI 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Học sinh biết: Nêu được vị trí, hình dạng của thân. (Vị trí: trên mặt đất; Hình dạng: có hình trụ).
  • Học sinh hiểu: Phân biệt được cành, chồi ngon, chồi nách (Chồi lá, chồi hoa). Dựa vào: Vị trí, đặc điểm, chức năng... Phân biệt các loại thân: Thân đứng, thân bò, thân leo... Dựa vào cách mọc của thân.

MT của HĐ 1: Biết cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. Phân biệt hai loại chồi nách: Chồi lá, chồi hoa.

MT của HĐ 2: Nhận biết, phân biệt được các loài thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.

2. Kĩ năng:

  • Học sinh thực hiện được: So sánh, phân biệt được các bộ phận của thân, các loại thân.
  • Học sinh thực hiện thành thạo: Quan sát tranh hoặc mẫu vật thật.

*GD kĩ năng sống:

  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các loại thân.
  • Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng trong chia sẻ thông tin.
  • Kĩ năng quản lí thời gian khi báo cáo.

3. Thái độ

  • Thói quen: Yêu thích bộ môn Sinh học.
  • Tính cách: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

*GDHN: Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo về thân sẽ giúp ích cho sinh thái rừng, nghề kiểm lâm.

II. Nội dung học tập

  • Cấu tạo ngoài của thân.
  • Các loại thân.

III. Chuẩn bị

  • GV: Tranh phóng to H13.1 và H13.3. Mẫu vật: Dâm bụt, rau má.
  • HS: Mang cành hoa bất kì hay loại rau bất kì như: Mồng tơi, khoai lang....

IV. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra miệng:

- Kể tên các bộ phận và chức năng của chúng? (5đ)

Đáp:

  • Rễ củ: Chứa chất dinh dưỡng cho cây khi hoa tạo quả.
  • Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên.
  • Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí.
  • Rễ giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ.

- Nhóm cây nào sau đây có rễ móc? Đánh dấu vào ô có câu trả lời đúng? (3đ)

Đáp án: C

- Thân gồm những phần nào? (2đ)

Thân chính, trên thân có thân phụ là các cành. Dọc thân cành, có lá. Ở kẽ lá có chồi nách.

3. Tiến trình bài học

Đánh giá bài viết
6 1.675
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 6

    Xem thêm