Giáo án Công nghệ 10 bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

Giáo án Công nghệ 10 bài 51

Giáo án Công nghệ 10 bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

BÀI 51: LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

  • Trình bày và phân tích được các căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp với DN hay HGĐ
  • Trình bày được các bước phân tích để đi đến lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp
  • Rèn luyện khả năng phân tích; Có ý thức định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai

II. Chuẩn bị

* Giáo viên: Xem trước nội dung bài học trong SGK; Tham khảo các tài liệu có liên quan đến loại hình kinh doanh hộ gia đình, kinh doanh cá thể (Giáo trình Kinh tế học vi mô, Internet…); Tìm hiểu và phân tích một số hoạt động, tình huống kinh doanh đang diễn ra tại địa phương

* Học sinh: Đọc trước nội dung bài học và tìm hiểu các hoạt động kinh doanh tại địa phương

III. Phương pháp, phương tiện

* Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động cá nhân và thuyết trình có minh họa

* Phương tiện: Sơ đồ các lĩnh vực kinh doanh

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức – 1’

2. Kiểm tra 15 phút

Phân tích nhu cầu thị trường của DN nhỏ?

3. Dạy học bài mới – 25’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh – 20’

- Nhắc lại các lĩnh vực kinh doanh?

- Khi xác định lĩnh vực kinh doanh cho DN hay HGĐ, phải căn cứ vào những chỉ tiêu gì?

- Tại sao phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường? Nếu thị trường không có nhu cầu thì hoạt động kinh doanh sẽ thế nào?

- Tình huống: “Thị trường nông thôn đang có nhu cầu lớn về gạch xây dựng. Xí nghiệp A quyết định sản xuất gạch để bán. Gạch của xí nghiệp A có chất lượng cao nhưng không bán được vì giá cao hơn giá thị trường”. Qua tình huống trên, em hãy cho biết hoạt động kinh doanh của xí nghiệp A có tuân theo nhu cầu thị trường không? Có đạt được mục tiêu kinh doanh không? Tại sao?

- Ngoài đảm bảo thị trường có nhu cầu thì lĩnh vực được lựa chọn phải đảm bảo yếu tố nào?

- Theo em, thế nào là nguồn lực? Nguồn lực của DN có thể là những yếu tố nào? Nguồn lực của xã hội có thể là những yếu tố nào?

(Nguồn lực là những yếu tố mang tính tích cực, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển)

Nguồn lực của DN có thể là: nhân lực có trình độ cao; nguồn vốn dồi dào; máy móc, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại…

Nguồn lực của XH có thể là: chính sách, pháp luật tạo điều kiện thuận lợi; nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ; nguồn nguyên liệu phong phú…

- Rủi ro trong kinh doanh là gì?

I. Xác định lĩnh vực kinh doanh

1. Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh

- Thị trường có nhu cầu

- Đảm bảo thực hiện mục tiêu của DN

- Huy động hiệu quả mọi nguồn lực của DN và xã hội

- Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với DN

Hoạt động 2: Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp – 5’

- Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp?

2. Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp

Lĩnh vực đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh doanh, phù hợp với CS, PL và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh

Hoạt động 2: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh – 25’

- Môi trường kinh doanh bao gồm những yếu tố nào?

- Mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường có liên quan gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

- Chính sách pháp luật đóng vai trò gì trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh của DN?

- Những yếu tố nào thuộc về điều kiện của doanh nghiệp? Những yếu tố này đóng vai trò như thế nào trong kinh doanh?

- Khi nào thì đưa ra quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp?

II. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

1. Phân tích

* Phân tích môi trường kinh doanh

- Nhu cầu của thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường

- Chính sách, pháp luật có liên quan

* Phân tích điều kiện của doanh nghiệp

- Phân tích nhân lực:

+ Trình độ chuyên môn của người lao động

+ Năng lực quản lý của chủ sở hữu

- Phân tích tài chính

+ Vốn đầu tư trong kinh doanh

+ Nguồn huy động vốn và khả năng huy động vốn

+ Thời gian hoàn vốn đầu tư

+ Lợi nhuận

+ Rủi ro

- Phân tích điều kiện kỹ thuật công nghệ

- Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp

2. Quyết định lựa chọn

4. Củng cố - 3’

  • Trình bày các căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh?
  • Các bước phân tích để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp?

5. Hướng dẫn – 1’

Học bài, trả lời câu hỏi SGK; Đọc và giải quyết các tình huống kinh doanh ở bài 52

Đánh giá bài viết
3 8.916
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 10

    Xem thêm