Giáo án Công nghệ 11 bài 29: Hệ thống đánh lửa

Giáo án Công nghệ 11 bài 29

Giáo án Công nghệ 11 bài 29: Hệ thống đánh lửa bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Bài 29: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Qua bài giảng HS cần biết được:

  • Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa.
  • Nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.

2. Kĩ năng:

Đọc được sơ đồ khối của hệ thống, phân biệt được một số hệ thống đánh lửa.

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

1. Phương pháp:

  • Dạy học nêu vấn đề.
  • Phương pháp dạy học tích cực.

2. Chuẩn bị nội dung:

  • GV:
    • Nghiên cứu bài 29 SGK, phần hệ thống đánh lửa trong SGK và tài liệu tham khảo có liên quan tới bài giảng.
    • Thiết kế bài giảng.
    • Tìm hiểu các kiến thức đã học có liên quan tới bài giảng.
  • HS:
    • Đọc trước bài 29.
    • Tham gia sưu tầm mô hình vật thật.

3. Đồ dùng dạy học:

  • Tranh vẽ hình 29.2 trong SGK.
  • Một số mẫu vật thật (bộ chia điện…).
  • Phần mềm hoặc đĩa DVD về nguyên lí làm việc.
  • Máy tính, máy Projector.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

I. Phân bố bài giảng:

Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết gồm các nội dung sau:

a, Nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa.

b, Tìm hiểu về hệ thống đánh lửa không tiếp điểm.

Trọng tâm:

  • Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa.
  • Sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa dùng Manhêtô.

II. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

  • Vẽ sơ đồ khối hệ thống phun xăng (vẽ ở một phần bảng).
  • Kể tên và vẽ các đường xăng, không khí khi động cơ làm việc.

2. Đặt vấn đề vào bài mới:

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống

- Hệ thống đánh lửa có ở động cơ nào? Vì sao?

(Động cơ xăng)

- Nhiệm vụ của hệ thống là gì?

(Tạo ra tia lửa điện cao áp giữa 2 cực của Bugi vào đúng thời điểm để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu).

- Tại sao phải đánh đúng thời điểm? Đó là thời điểm nào?

(Để quá trình cháy trong động cơ diễn ra đúng lúc, ở thời kì nén khi pittông gần đến ĐCT (đánh lửa sớm) để đốt cháy hết nhiên liệu, động cơ đạt công suất lớn nhất).

HS trả lời.

HS liên hệ bài đã học trả lời.

HS ghi kết luận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân loại hệ thống

- Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống đánh lửa?

(Dựa vào cấu tạo của bộ chia điện).

HS trả lời.

Giáo án Công nghệ 11 bài 29: Hệ thống đánh lửa

GV giảng:

- Hệ thống đánh lửa thường (không có bộ phận điều khiển bằng điện tử, dùng cam điều khiển).

- Hệ thống đánh lửa điện tử (có bộ phận điều khiển bằng các thiết bị điện tử).

Yêu cầu HS quan sát sơ đồ 29.1 và hỏi:

- HTĐL điện tử (bán dẫn) chia thành mấy loại? Là những loại nào?

GV kết luận và nêu rõ: HTĐL điện tử không tiếp điểm đang được sử dụng rộng rãi trong các loại động cơ ô tô hiện nay.

HS quan sát và trả lời.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hệ thống đánh lửa thường

1. Cấu tạo:

GV giới thiệu các bộ phận trong hệ thống theo hình 29.2.

+ WN: Cuộn dây Stato của Ma nhê tô, cuộn WĐK đặt ở vị trí sao cho khi tụ điện CT tích đầy điện thì cuộn WĐK có điện áp dương cực đại.

+ Bộ chia điện gồm 2 Điốt để nắn dòng điện xoay chiều, một tụ điện tích điện và một điốt điều khiển (chỉ mở khi phân cực thuận và có điện áp dương đặt vào cực điều khiển).

+ Các cụm chi tiết: Điốt D1; D2; DĐK; Tụ điện CT gọi là CDI thực hiện nhiệm vụ chia điện.

+ Biến áp đánh lửa (2): Tăng điện áp thấp của máy phát thành điện áp cao phóng tia lửa điện trên bugi (3).

+ Cuộn W1 dây to, ít vòng tương ứng vói dòng điện và điện áp của Ma nhê tô (điện áp thấp).

+ Cuộn W2 dây nhỏ, nhiều vòng tương ứng vói dòng điện và điện áp thứ cấp (điện áp cao).

+ Ngoài ra còn khóa K (4)

- Biến áp tăng điện làm việc dựa trên hiện tượng nào? Trình bày nguyên lí làm việc?

+ Nguồn điện là Ma nhê tô (1).

HS tự ghi.

HS liên hệ bài “Máy biến áp” (sách công nghệ 8) để trả lời.

2. Nguyên lí làm việc:

- Quan sát hình 29.2, hãy trình bày: Khi khóa K đóng, dòng điện trong mạch sẽ đi như thế nào?

(Khi khóa K đóng, dòng điện từ cuộn W sẽ ra mát → không có tia lửa điện → động cơ ngừng làm việc).

- Khi khóa K mở và rôtô quay, dòng điện trong mạch sẽ đi như thế nào?

Hiện tượng:

+ Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn thứ cấp (WN) được tích vào tụ điện (CT), lúc đó điốt ĐĐK khóa.

+ Khi tụ điện (CT) đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn điều khiển (WĐK) qua điốt D2 đặt vào cực điều khiển (DĐK) → điốt điều khiển mở → xuất hiện tia lửa điện ở Bugi.

Dòng điện đi theo trình tự:

Cực (+)→ CT→ DĐK→ “mát”→ W1 → Cực (-) → CT

Do dòng sơ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian ngắn (tạo xung điện) làm từ thông lõi thép bộ tăng điện biến thiên tạo ra sức điện động rất lớn trên cuộn W2 và tạo ra tia lửa điện ở hai cực của Bugi.

HS quan sát trả lời.

HS ghi.

HS trả lời.

HS tự ghi.

HS ghi kết luận.

HS nghe và ghi chép (có thể để các em hỏi).

Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá giờ dạy

1. Gọi HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.

2. Đọc thông tin bổ sung để hiểu rõ hơn nguyên lí làm việc của hệ thống.

3. Yêu cầu đọc trước bài 30 SGK.

Đánh giá bài viết
5 7.204
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 11

    Xem thêm