Giáo án Công nghệ 11 bài 32: Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong

Giáo án Công nghệ 11 bài 32

Giáo án Công nghệ 11 bài 32: Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Chương VII: ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Bài 32: KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Qua bài giảng HS cần nắm được:

  • Phạm vi ứng dụng của ĐCĐT.
  • Nguyên tắc chung về ứng dụng của ĐCĐT.

2. Kĩ năng:

Nhận biết được các ứng dụng của ĐCĐT trong thực tế.

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

I. Phương pháp:

Kết hợp các phương pháp:

  • Nêu vấn đề.
  • Phương pháp thuyết trình.
  • Phương pháp dạy học tích cực và tương tác.

II. Đồ dùng dạy học:

  • Hình 32.1 SGK phóng to.
  • Nếu có đĩa hình, phần mềm thì chuẩn bị máy chiếu, máy tính.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

I. Phân bố bài giảng:

Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:

  • Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống.
  • Nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ đốt trong.

II. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Đặt vấn đề vào bài mới:

Hiện nay, việc sử dụng động cơ đốt trong đã trở nên phổ biến trong đời sống, sản xuất, được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành kinh tế ở nước ta như: giao thông vận tải thủy, bộ và hàng không; trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất cơ khí, chế tạo máy… Sở dĩ như vậy là do động cơ đốt trong có nhiều đặc tính ưu việt hơn các loại khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng học bài 32.

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò, vị trí của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống

1. Vai trò:

GV treo tranh hoặc sử dụng đĩa hình DVD chiếu, cũng có thể sử dụng phần mềm trình chiếu cho HS quan sát tìm hiểu.

- Hãy kể tên các ngành, lĩnh vực có sử dụng động cơ đốt trong?

+ Công nghiệp.

+ Nông nghiệp.

+ Lâm nghiệp.

+ Ngư nghiệp.

+ Quân sự, an ninh, quốc phòng.

+ Giao thông vận tải.

+ Nghiên cứu khoa hoc.

GV nhận xét cho HS ghi chép.

- Động cơ đốt trong được ứng dụng nhiều nhất ở ngành nào?

(Ngành giao thông vận tải)

- Vì sao động cơ đốt trong được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành giao thông vận tải?

+ Nguồn động lực duy nhất của các phương tiện, thiết bị khi cần di chuyển linh hoạt trong phạm vi rộng, ở các vùng miền khác nhau không phụ thuộc vào điện, các nguồn năng lượng khác.

GV kết luận:

Động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn động lực cơ khí đẻ sử dụng ở tất cả các ngành và lĩnh vực sản xuất tạo ra của cải vật chất, phục vụ con người.

HS liên hệ thực tiễn để phân loại thành các ngành lĩnh vực ứng dụng nhiều động cơ đốt trong để trả lời.

HS ghi chép những nội dung cần thiết.

HS trả lời.

HS ghi nhận xét.

HS trả lời.

HS ghi kết luận.

2. Vị trí:

- Vì sao nói động cơ đốt trong có vị trí quan trọng trong lĩnh vực năng lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và phục vụ con người?

+ Vì công suất phát ra của động cơ đốt trong chiếm tới 90% tổng công suất.

GV treo tranh hình 32.1, yêu cầu HS quan sát và hỏi:

- Nêu ứng dụng của động cơ đốt trong trong thực tế sản xuất, đời sống?

- Kể tên một số phương tiện, thiết bị khác có sử dụng động cơ đốt trong?

HS quan sát tranh trả lời

Hoạt động 2: TÌm hiểu nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ đốt trong

1. Sơ đồ ứng dụng:

GV: Động cơ đốt trong khi làm việc sản sinh ra một năng lượng trên trục khuỷu là mô men quay.

- Để sử dụng năng lượng này phải làm thế nào?

Cần cấp năng lượng (máy công tác) qua một bộ phân trung gian (hệ thống truyền lực).

GV yêu cầu HS quan sát hình 32.2 trong SGK.

HS nghe GV giảng.

HS trả lời câu hỏi.

Ghi nguyên tắc ứng dụng của ĐCĐT

Giáo án Công nghệ 11 bài 32: Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong

- Hãy kể tên các ứng dụng?

GV giải thích hình 32.2

GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi:

- Động cơ đốt trong thường sử dụng là loại nào?

GV: Động cơ xăng và động cơ Điêzen.

- Em hiểu thế nào là máy công tác?

+ Máy công tác: là thiết bị nhận năng lượng từ trục khuỷu động cơ để thực hiện nhiệm vụ.

Ví dụ: Bánh xe chủ động của ô tô, chân vịt tàu thủy, máy bơm nước, máy xay sát…

+ Hệ thống truyền lực: Bộ phận trung gian nối động cơ đốt trong với máy công tác.

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ mà hệ thống này có khác nhau.

GV lấy ví dụ: Ô tô là trục các đăng, tàu thủy là khớp nối chân vịt…

HS trả lời.

2. Nguyên tắc ứng dụng:

Để động cơ làm việc được thì động cơ đốt trong, hệ thống truyền lực, máy công tác phải là một tổ hợp thống nhất.

- Thống nhất về những yếu tố nào?

(Công suất, tốc độ, cách truyền lực…)

HS nghe giảng.

HS trả lời.

Nguyên tắc 1:

* Về tốc độ quay:

+ Tốc độ MCT = Tốc độ ĐCĐT → Nối trực tiếp qua khớp nối.

+ Tốc độ MCT # Tốc độ ĐCĐT → Nối gián tiếp qua hộp số, đai xích.

GV phân tích một số trường hợp cụ thể về tốc độ MCT nhỏ hơn hoặc lớn hơn.

Nguyên tắc 2:

* Về công suất:

Thỏa mãn điều kiện: NĐC = (NCT + NTT).K

Trong đó:

NĐC: Công suất ĐCĐT

NĐC: Công suất MCT

NTT: Công suất tổn thất của HTNL

K: Hệ số lưu trữ (K = 1,05 ÷ 1,5)

GV: Khi thỏa mãn điều kiện trên thì ĐCĐT làm việc bình thường, hiệu quả.

HS đọc SGK ghi nhớ.

HS ghi kết luận.

Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá

1. Củng cố: Làm bài tập tại lớp (GV giao bài cho từng nhóm)

Bài tập 1:

Hãy khoanh vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng:

ĐCĐT – HTNL – MCT làm việc bình thường khi nào?

A, Công suất MCT bằng công suất ĐCĐT.

B, Công suất MCT nhỏ hơn công suất ĐCĐT.

C, Công suất ĐCĐT nhỏ hơn công suất MCT.

D, Công suất MCT lớn hơn công suất ĐCĐT.

Bài tập 2:

Khoanh tròn vào chữ Đ nếu em cho là đúng, chữ S nếu em cho là sai:

Không có HTTL tốc độ ĐCĐT bằng tốc độ MCT

Đ

S

Không có HTTL tốc độ ĐCĐT lớn hơn tốc độ MCT

Đ

S

Không có HTTL tốc độ ĐCĐT nhỏ hơn tốc độ MCT

Đ

S

2. Đánh giá ý thức học tập, mức độ hiểu bài của HS, dặn dò chuẩn bị bài 33.

Đánh giá bài viết
1 5.173
Sắp xếp theo

Giáo án Công nghệ lớp 11

Xem thêm