Giáo án Công nghệ 11 bài 36: Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp

Giáo án Công nghệ 11 bài 36

Giáo án Công nghệ 11 bài 36: Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Bài 36: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY NÔNG NGHIỆP

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Qua bài giảng HS cần biết được:

Đặc điểm của ĐCĐT và HTTL dùng cho một số máy nông nghiệp.

2. Kĩ năng:

Nhận biết được vị trí các bộ phận của HTTL dùng cho máy nông nghiệp.

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

I. Phương pháp:

Kết hợp các phương pháp:

  • Phương pháp dạy học tích cực và tương tác (thảo luận nhóm, vận dụng thực tế).
  • Dạy học nêu vấn đề.
  • Phương pháp đàm thoại.

II. Chuẩn bị về nội dung:

1. GV:

  • Nghiên cứu kĩ bài 36 SGK.
  • Tìm hiểu tài liệu và sách tham khảo có liên quan.
  • Chuẩn bị phiếu học tập theo từng nội dung.
  • Với bài học này GV có thể lập kế hoạch bài dạy trên giấy, máy tính và phần mềm Power Point.

2. HS:

  • Đọc SGK bài 36 để tìm hiểu các nội dung bài học.
  • Sử dụng đĩa hình, phần mềm (nếu có), GV chuẩn bị máy chiếu, máy tính.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Phân bố bài giảng:

Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:

  • Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp.
  • Đặc điểm HTTL máy nông nghiệp.

II. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

GV đặt câu hỏi (có thể sử dụng câu hỏi trong SGK hoặc chuẩn bị câu hỏi khác).

- So sánh cách bố trí HTTL trên táu thủy có gì giống và khác so với cách bố trí trên ô tô?

GV gọi HS lên trả lời.

GV nhận xét, đánh giá cho điểm.

Đáp án:

- Giống nhau:

  • Tuân theo nguyên tắc chung: Động cơ ð Li hợp ð Hộp số ð Trục ð Máy công tác.
  • Nguồn động lực: ĐCĐT.

- Khác nhau:

Ô tô

Tàu thủy

Công suất

Công suất trung bình, thường dùng một động cơ.

Công suất lớn, dùng nhiều động cơ.

Máy công tác

Trục truyền lực đến bánh xe chủ động, có thể nhiều trục truyền lực đến nhiều bánh xe chủ động.

Hệ trục truyền lực đến chân vịt, có thể là 1 hoặc 2 chân vịt.

Bố trí động cơ

Cả đầu và đuôi xe, cân giữa trục xe.

Bố trí cân hoặc lệch.

2. Đặt vấn đề vào bài mới:

ĐCĐT là nguồn động lực quan trọng để tạo ra năng lượng phục vụ cho sản xuất, đời sống. Ổ các bài học trước các em đã được biết ứng dụng quan trọng của ĐCĐT trong ô tôm xe máy và tàu thủy.

Em hãy cho biết ĐCĐT còn được ứng dụng vào các loại phương tiện sản xuất nào trong ngành nông nghiệp?

GV: ĐCĐT còn được ứng dụng để tạo ra động lực cho máy kéo, máy cày – là phương tiện vận tải và phục vụ cày bừa năng suất cao, giải phóng sức lao động cho con người và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để hiểu rõ hơn chúng ta học bài 36.

3. Nội dụng bài dạy:

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp

* Công dụng:

GV sử dụng đĩa hình (nếu có) hoặc treo tranh ảnh về máy nông nghiệp, yêu cầu HS quan sát. Nếu không có tranh yêu cầu HS quan sát hình 36.1 SGK để tìm hiểu về các máy nông nghiệp.

- Quan sát tranh trên bảng (SGK) hãy cho biết tên các máy nông nghiệp và công dụng của chúng trong nông nghiệp?

(GV vừa gợi ý vừa hỏi)

GV kết luận: Máy kéo, máy cày, máy gặt, xe vận chuyển, máy gặt đập liên hợp (nếu có).

HS quan sát, tim hiểu nội dung qua SGK và GV giảng.

HS trả lời.

HS ghi kết luận.

* Đặc điểm:

- Quan sát hình 36.1 SGK và vận dụng kiến thức thực tế hãy cho biết máy nông nghiệp thường làm việc trong những môi trường nào?

GV: Lầy lội, trơn trượt, sức cản lớn, đi lại khó khăn…

- Em hãy liên hệ thực tế và cho biết ĐCĐT dùng trong nông nghiệp thường là loại động cơ gì?

GV: Động cơ Điêzen.

- Vì sao dùng động cơ Điêzen?

- Hãy nêu những đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp?

+ Công suất?

+ Tốc độ quay?

+ Hệ thống làm mát?

+ Hệ thống khởi động?

+ Hệ số dư công suất? Vì sao hệ số dư công suất phải lớn?

+ Bánh, xích khởi động?

GV: liên hệ với điều kiện làm việc để giải thích vì sao lại có đặc điểm như đã nêu trên.

HS quan sát tranh, liên hệ thực tiễn để trả lời.

Ghi giải thích của GV.

Vận dụng kiến thức đã học trả lời.

HS trả lời.

HS trả lời.

Trả lời câu hỏi và ghi giải thích của GV.

Hoạt động 2: Giới thiệu khái quát về máy nông nghiệp

GV yêu cầu HS quan sát tranh 36.1 SGK và giới thiệu về một số loại máy nông nghiệp.

HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Máy nông nghiệp có nhiều loại song có thể chia thành 3 nhóm:

+ Máy canh tác: hình 36.2 a, b SGK.

+ Máy thu hoạch: hình 36.2 c SGK.

+ Máy vận chuyển; hình 36.2 d SGK.

Máy kéo có thể dùng để cày, bừa, vận chuyển (kéo móoc).

+ Ưu điểm: Máy kéo có thể lắp thêm các thiết bị, các dụng cụ canh tác khác nhau để thực hiện được nhiều tính năng khác nhau.

Ghi chép các nội dung GV nhấn mạnh.

HS phải nhớ ddwwocj tính năng quan trọng này của máy kéo bánh hơi.

GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm các loại máy nông nghiệp dùng ĐCĐT khác.

GV kết luận.

HS liên hệ trả lời.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 2.006
Sắp xếp theo

Giáo án Công nghệ lớp 11

Xem thêm