Giáo án Công nghệ 11 bài 7: Hình chiếu phối cảnh

Giáo án Công nghệ 11 bài 7

Giáo án Công nghệ 11 bài 7: Hình chiếu phối cảnh bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Bài 7: HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH

I. Mục tiêu:

Sau bài giảng này, GV phải làm cho HS:

  • Giải thích được hình chiếu phối cảnh (HCPC) là gì.
  • Mô tả được cách vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể đơn giản.

II. Chuẩn bị:

  • Nội dung: Nghiên cứu nội dung bài trong SGK, SGV và kiến thức liên quan (bài 2: Hình chiếu, SGK Công nghệ 8, phần khái niệm về phép chiếu, hình chiếu; Bài 5: Hình chiếu trục đo, SGK Công nghệ 11).
  • Đồ dùng dạy hoc: Tranh vẽ các hình của bài 7 SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

1 - Cấu trúc bài:

Bài gồm 2 phần, có thể tóm tắt như sơ đồ:

Giáo án Công nghệ 11 bài 7: Hình chiếu phối cảnh

2 - Các hoạt động dạy học:

Hoạt động (Nội dung)

Phương pháp dạy - học

Hoạt động 1: Mở đầu

Đặt vấn đề vào bài dạy

- GV giới thiệu bản vẽ ba loại hình chiếu vuông góc, trục đo và phối cảnh của cùng một vật thể theo các tranh vẽ đã chuẩn bị.

- Yêu cầu HS: nêu nhận xét định tính về sự khác nhau giữa các loại hình chiếu của vật thể, từ đó nhớ lại phép chiếu xuyên tâm (cách xác định hình chiếu của một điểm, tính chất của phép chiếu xuyên tâm,…) ; so sánh độ dài thực của một đoạn thẳng với độ dài hình chiếu của nó trong các phép chiếu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu phối cảnh:

Gồm các công việc sau:

1. Khái niệm về HCPC:

HCPC là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

2. Ứng dụng của HCPC:

Biểu diễn các vật thể có kích thước lớn vì nó gây được ấn tượng về khoảng cách xa gần của các đối tượng biểu diễn.

3. Các loại HCPC:

+ HCPC 1 điểm tụ: tương ứng với việc người quan sát nhìn thẳng vào một mặt của vật thể, mặt tranh được chọn song song với một mặt của vật thể.

+ HCPC 2 điểm tụ: tương ứng với việc người quan sát nhìn vào góc của vật thể, mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể.

- Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 SGK và trả lời các vấn đề:

+ Hình vẽ biểu diễn nội dung gì ?

+ Có nhận xét gì về kích thước các bộ phận của ngôi nhà trên hình vẽ ?

+ Hình chiếu phối cảnh này dựa trên phép chiếu gì ?

- GV giải thích tại sao gọi hình vẽ này là hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ và rút ra kết luận.

- Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu các yếu tố của HCPC trên hình 7.2 SGK.

Tiếp tục quan sát hình 7.3, rút ra kết luận: Hình chiếu phối cảnh là gì, đặc điểm của HCPC, vị trí của mặt phẳng chiếu có ảnh hưởng như thế nào đến HCPC nhận được, ứng dụng của HCPC ?

- HCPC được dùng để làm gì? Vì sao?

- Tìm hiểu các loại HCPC: dựa vào vị trí của mặt phẳng chiếu bằng cách cho HS quan sát hình 7.3, hình 7.1 và giải thích: Thế nào là HCPC một (hai) điểm tụ, chúng giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể đơn giản:

Gồm các việc cụ thể sau:

1. Xét bài toán:

2. Tìm hiểu các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể:

- Bước 1: Vẽ đường chân trời (tt; chỉ định độ cao của điểm nhìn).

- Bước 2: Chọn điểm tụ (F).

- Bước 3: Vẽ hình chiểu đứng của vật thể.

- Bước 4: Nối điểm tụ với một số điểm trên hình chiếu đứng.

- Bước 5: Xác định chiều rộng của vật thể.

- Bước 6: Dựng các cạnh còn lại của vật thể.

- Bước 7: Tô đậm cạnh thấy của vật thể.

GV đặt bài toán:

Cho vật thể có dạng hình chữ L (có thể được biểu diễn dưới dạng không gian hoặc hình chiếu vuông góc). Hãy vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể.

GV - Yêu cầu HS đọc kĩ phần “Các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ” trong SGK.

- Thực hiện các bước trên bảng.

Có thể hỏi:

+ Vị trí của hình chiếu đứng của vật thể được đặt như thể nào so với đờng chân trời tt? (Bước 3). Có cần đặt vật thể sao cho tt // với một cạnh nào đó của vật thể hay không? Việc vạch đường chân trời tt chính là chỉ định độ cao của điểm nhìn.

+ Muốn thể hiện mặt bên nào thì chọn điểm tụ về phía bên ấy của hình chiếu đứng.

+ Độ dài của A’I’ so với AI trên vật thật ? (Bước 5)

Giải thích:

+ Muốn thể hiện mặt bên nào thì chọn điểm tụ về phía bên ấy của hình chiếu đứng.

+ Kết quả nhận được là hình vẽ phác (chưa đòi hỏi độ chính xác cao nhưng phải đảm bảo rõ hình dáng thực của vật thể; muốn vậy phải chú ý nếu hai đoạn thẳng bằng nhau, đoạn nào ở xa điểm nhìn hơn thì sẽ có HCPC ngắn hơn).

Kết luận:

- Để vẽ HCPC của vật thể, ta vẽ HCPC của các điểm của vật thể.

- Tùy theo vị trí tương đối giữa F và hình chiếu đứng của vật thể mà ta sẽ có các HCPC khác nhau của vật thể. Khi F ---> , các tia chếu // với nhau, hình chiếu nhận được có dạng hình chiếu trục đo của vật thể.

- Có thể nêu vấn đề: Vị trí tương đối của điểm tụ (F’, do đó của tt) so với hình chiếu đứng của vật thể có ảnh hưởng như thế nào đến HCPC nhận được?

- So sánh cách vẽ HCPC với cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể? Từ đó rút ra: để nhận biết HCPC và hình chiếu trục đo của vật thể ta làm thế nào?

Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá

  • Hướng dẫn HS nghiên cứu phần phương pháp vẽ phác HCPC hai điểm tụ của vật thể theo nội dung trình bày trong SGK.
  • Yêu cầu HS về giải bài tập: vẽ phác HCPC của các vật thể cho bằng hai hình chiếu vuông góc ở hình 7.4 SGK; kết quả cho trên hình 7.1 SGV.
Đánh giá bài viết
5 2.649
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 11

    Xem thêm