Giáo án Công nghệ 11 bài 8: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật

Giáo án Công nghệ 11 bài 8

Giáo án Công nghệ 11 bài 8: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Chương II: VẼ KĨ THUẬT ỨNG DỤNG

Bài 8: THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KĨ THUẬT

I. Mục tiêu:

Qua bài giảng, GV cần làm cho HS:

  • Biết được nội dung cơ bản của công việc thiết kế.
  • Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế.
  • Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản.

II. Chuẩn bị:

1- Nội dung:

  • Nghiên cứu bài 8 SGK.
  • Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng.
  • Xem lại bài 8 SGK Công nghệ 8.

2 - Đồ dùng dạy học:

  • Tranh ảnh về công trình cơ khí và xây dựng như: ôtô, máy bay, cầu đường, nhà cao tầng.
  • Mô hình đồ dùng hộp đựng đồ dùng học tập.

III. Tiến trình thực hiện bài dạy:

1- Phân bố bài giảng:

  • Bài giảng gồm hai nội dung chính:
    • Thiết kế.
    • Bản vẽ kĩ thuật.
  • Trọng tâm của bài: Mối quan hệ giữa công việc thiết kế và bản vẽ kĩ thuật.

2- Các hoạt động dạy học:

a, Ổn định lớp:

b, Đặt vấn đề vào bài mới:

c, Nội dung bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiết kế

- GV: Có một số sản phẩm cơ khí và công trình xây dựng chúng ta thường gặp trong thực tế như ôtô, tàu vũ trụ, đường cao tốc, nhà cao tầng. Để chế tạo các sản phẩm và xây dựng các công trình đó, người ta phải tiến hành thiết kế nhằm xác định hình dạng. kích thước, cấu trúc, chức năng của sản phẩm. Như vậy, thiết kế là gì?

- GV lấy một VD: Để thiết kế sản phẩm đơn giản như hộp đựng đồ dùng học tập cần phải qua các giai đoạn nào?

- GV yêu cầu HS: Tự tóm tắt các giai đoạn và vẽ sơ đồ quá trình thiết kế (hình 8.1 SGK).

I. Thiết kế:

1- Khái niệm:

Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.

2- Các giai đoạn thiết kế:

Vẽ sơ đồ hình 8.1 thể hiện quá trình thiết kế một sản phẩm.

3- Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập:

Hoạt động 2: Giới thiệu về bản vẽ kĩ thuật

- GV: trong chưong trình Công nghệ 8 ta đã nghiên cứu bản vẽ kĩ thuật. Ta đã biết các sản phẩm từ nhỏ đến lớn trước khi gia công chế tạo đều gắn liền với bản vẽ kĩ thuật. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo ra sản phẩm đúng như thiết kế. Vậy:

+ Bản vẽ kĩ thuật là gì?

+ Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật?

- GV dùng hình 9.4 SGK giới thiệu bản vẽ cơ khí.

- GV dùng hình 11.2 để giới thiệu bản vẽ xây dựng.

- GV kết luận: bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng vì căn cứ vào đó để thiết kế và chế tạo sản phẩm. Nói cách khác, bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” của kĩ thuật.

- GV: Trong mỗi giai đoạn thiết kế gắn liền với bản vẽ kĩ thuật, ở mỗi giai đoạn thường dùng loại bản vẽ nào?

II. Bản vẽ kĩ thuật:

1- Khái niệm:

Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ hoạ theo các quy tắc thống nhất.

2- Các loại bản vẽ kĩ thuật:

Bản vẽ cơ khí: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các máy móc và thiết bị.

Bản vẽ xây dựng: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các công trình và xây dựng.

3- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế:

Trong quá trình thiết kế từ khi hình thành ý tưởng đến việc lập hồ sơ kĩ thuật cần qua các giai đoạn thiết kế như sau:

- Giai đoạn hình thành ý tưởng: Vẽ sơ đồ hoặc phác hoạ sản phểm.

- Giai đoạn thu thập thông tin: Đọc các bản vẽ liên quan đến sản phẩm khi thiết kế, lập các bản vẽ phác của sản phẩm.

- Giai đoạn thẩm định: trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm.

- Giai đoạn lập hồ sơ kĩ thuật: lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm.

Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá

- GV đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của HS.

- GV cho HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài 8 SGK và yêu cầu HS đọc trước bài 9 SGK.

- GV khuyến khích HS tìm hiểu một số bản vẽ, sơ đồ gặp trong thực tế.

Đánh giá bài viết
1 3.329
Sắp xếp theo

Giáo án Công nghệ lớp 11

Xem thêm