Giáo án Công nghệ 6 bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí (Tiết 2) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc.com xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí (Tiết 2) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Nêu được vai trò của các chất dinh dưỡng: Sinh tố, khoáng, chất xơ, nước và giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày.

- Kĩ năng: Nhận biết, lựa chọn được một số nguồn lương thực, thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như: chất khoáng, vitamin, chất xơ, nước và các nhóm thức ăn.

-Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

- Định hướng năng lực: Rèn năng lực giao tiếp,quan sát, hợp tác, tư duy

II. Chuẩn bị:

- GV: Sưu tầm một số tranh ảnh về các nguồn dinh dưỡng, thông tin về các chất dinh dưỡng: vitamin, chất khoáng, nước, chất xơ.

- GV: Tìm hiểu trước bài

III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh

1. Các hoạt động đầu giờ

Kiểm tra: ? Gọi 3 học sinh lên bảng, lần lượt lấy ví dụ về các chất đạm, chất đường bột, chất béo và nêu chức năng của các chất đó.

2. Tiến trình bài dạy:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo tìm tòi kiến thức tạo hứng thú cho hs.

Phương thức: Hđ cá nhân

Sản phẩm: Phiếu học tập

Kiểm tra, đánh giá:

Hs đánh giá

Gv đánh giá

Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

-Gv: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy HĐN tl câu hỏi: Để cơ thể luôn khỏe mạnh, giúp con người sống và học tập tốt cần đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng. Đó là chất dinh dưỡng nào?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận trả lời

Các chất dinh dưỡng: Đạm, béo, đường bột, vitamin, khoáng,…

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

Đặt vấn đề: Trong tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về 3 chất dinh dưỡng cần thiết nhất đối với cơ thể con người. Ngoài những chất dinh dưỡng trên, cơ thể còn cần những chất dinh dưỡng nào khác nữa, và giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn ra sao?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: HS nắm nguồn cung cấp, vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày: Chất sinh tố, chất khoáng, nước, xơ. Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.

- Nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, trao đổi thảo luận nhóm

- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- Sản phẩm: Nội dung câu trả lời cá nhân của HS, sản phẩm của nhóm ghi vào phiếu học tập

Gợi ý tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các chất dinh dưỡng khác: 15’

? Hãy kể tên các vitamin mà em biết?

- GV hướng hs đến 1 số loại vitamin chính: A, B, C, D

- Yêu cầu hs quan sát hình 3.7, kể tên các thực phẩm chứa các vitamin trên.?

GV cho Hs hoạt động theo nhóm:

? Mỗi vitamin này có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người?

- GV mở rộng thêm: Nhu cầu của các vitamin trên trong 1 ngày:

? Cơ thể còn cần các vitamin nào khác? Tại sao?

? Chất khoáng gồm những chất nào?

? Các chất khoáng này có trong thực phẩm nào?

? Các chất khoáng có vai trò gì với cơ thể con người?

? Nước quan trọng với cơ thể con người như thế nào

? Ngoài nước uống còn có nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể nữa không?

GV cho HS hoạt động theo nhóm:

? Tại sao chất xơ lại quan trọng với cơ thể? Nó có vai trò như thế nào?

? Chất xơ có trong những thực phẩm nào?

Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn

- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu, quan sát hình 3.9

? Kể tên các loại thức ăn và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm?

? Việc phân chia các nhóm thức ăn như vậy có ý nghĩa gì với việc tổ chức bữa ăn hàng ngày của chúng ta?

? Quan sát thực tế hàng ngày, em thấy bữa ăn của gia đinh đã đủ 4 nhóm thức ăn chưa?

? Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào?

- Yêu cầu hs quan sát hình 3.10, nhận xét về sự thay thế thức ăn trong hình

? Ở nhà mẹ em thường thay đổi món ăn như thế nào? (GV có thể gợi ý cho hs về thay thế thức ăn trong 3 bữa sáng, trưa, tối )

- Vitamin A, E, C, D, B, K, PP…

- Các nhóm khác bổ sung:

GV cho Hs hoạt động theo nhóm, sau đó đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác theo dọi và nhận xét.

- HS suy nghĩ trả lời

- Gồm: phốt pho, I ốt, canxi, sắt…

- HS trả lời: dựa vào quan sát trong sgk hình a, b,

- HS thảo luận và trả lời, các nhóm khác bổ sung.

- HS trả lời theo sgk.

- HS kể tên 4 nhóm thức ăn và các chất dinh dưỡng mà mỗi nhóm cung cấp cho con người.

- Giúp ta dễ dàng lựa chọn và thay đổi thực phẩm cho bữa ăn.

-HS tự đưa ra và nhận xét, các hs khác bổ sung,

- Trả lời theo sgk.

- HS: nhận xét, trả lời theo Ví dụ.

I. Vai trò của các chất dinh dưỡng.

1. Chất đạm

2. Chất đường bột

3. Chất béo

4. Sinh tố (vitamin)

a. Nguồn cung cấp

+ Vitamin A: có trong các củ, quả màu đỏ: cà rốt, cà chua, ớt, gấc,

+ Vitamin B: gồm các vitamin B1, B2, B3, B6, B12..trong các thực phẩm: men bia, thịt lợn nạc, thịt gà, vịt, trứng, lươn, tôm, tim gan, giá đỗ, rau muống, ngũ cốc, đỗ xanh, đậu nành…

+ Vitamin C: có trong rau quả tươi như bưởi, cam,

+ Vitamin D: có trong bơ, dầu cá, lòng đỏ trứng, ánh nắng mặt trời…

b. Chức năng dinh dưỡng.

5. Chất khoáng.

a. Nguồn cung cấp.

+ Canxi và phốt pho có trong cá, sữa, đậu, tôm, quả tươi…

+ I ốt: có trong rong biển, cá, tôm, sò biển, sữa,muối I ốt

+ Sắt: trong gan, tim, cật, não, thịt nạc, trứng tươi, sò, cầm…

b. Chức năng dinh dưỡng.

- Canxi và phốt pho: giúp xương và răng phát triển tốt, chắc khoẻ, giúp đông máu.

- I ốt: giúp tuyến giáp tạo hoocmon điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể

- Chất sắt: cần cho sự tạo máu, giúp da dẻ hồng hào, nếu thiếu người yếu, xanh xao, mệt mỏi, ngất xỉu

6. Nước

- Là thành phần chủ yếu của cơ thể.

- Là môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể.

- Điều hòa thân nhiệt.

7. Chất xơ

- Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho những chất thải mềm dễ dàng thoát ra khỏi cơ thể

- Chất xơ có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên chất.

II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.

1. Phân nhóm thức ăn.

a. Cơ sở khoa học.

Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, có 4 nhóm thức ăn:

- nhóm giàu chất đạm

- Nhóm giàu chất đường bột

- Nhóm giàu chất béo

- Nhóm giàu vitamin, chất khoáng

b. Ý nghĩa.

- Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho việc tổ chức mua, lựa chọn các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn nên chọn đủ thức ăn của 4 nhóm để bổ sung dinh dưỡng cho nhau.

2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau

- Cần phải thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị.

- Nên thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần dinh dưỡng không thay đổi.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 5’

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.

Nhiệm vụ: HS làm bài tập mà Gv giao cho.

Phương thức hoạt động: HĐ cá nhân

Sản phẩm: Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở

Gợi ý tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

- HS suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải

1. Kiến thức:

  • Biết được vai trò của vitamin, muối khoáng, nước và chất xơ đối với cơ thể người.
  • Biết được ý nghĩa của việc phân chia thức ăn thành nhóm và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm.

2. Kĩ năng:

  • Biết chọn thức ăn phù hợp với cơ thể
  • Thay thế thức ăn trong cùng 1 nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

3. Thái độ: Có ý thức lựa chọn thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống và thu dọn vệ sinh nơi ăn uống

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án và các tài liệu tham khảo liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp học

Lớp 6A1………………………………………………............

Lớp 6A2 ………………………………………………………

Lớp 6A3……………………………………………….............

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

  • Nêu vai trò của ăn uống đối với cơ thể con người?
  • Em hãy nêu nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của chất đạm?

3. Bài mới: (34 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu vai trò của một số chất dinh dưỡng với cơ thể như vitamin, chất khoáng, nước, chất xơ.

b. Các hoạt động dạy và học: (33 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của vitamin, chất khoáng, nước, chất xơ (18 phút)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.7 SGK.

? Hãy cho biết vitamin có nguồn gốc như thế nào?

? Vitamin có chức năng như thế nào?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.8 SGK.

? Chất khoáng có nguồn gốc từ những gì?

? Chức năng của chất khoáng là gì?

? Hằng ngày các em cung cấp nước vào cơ thể bằng cách nào?

? Nước có quan trọng đối với con người không? vì sao?

GV bổ sung: nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cơ thể, nó có ở khắp nơi trong cơ thể: máu, nước tiểu, tuyến nhờn...

? Hãy cho biết tại sao nước lại có tác dụng điều hòa thân nhiệt?

? Chất xơ có trong các loại thực phẩm nào?

? Ta có thể thấy loại rau nào chứa nhiều chất xơ nhất?

Gv lưu ý: chỉ có 5 chất dd và 2 chất giúp chất dd chuyển hóa vào cơ thể

- HS: Quan sát hình 3.7

- Vitamin có ở trong rau củ quả, gan, trứng, ánh nắng mặt trời

- Giúp hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, xương da… hoạt động bình thường, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phát triển tốt

- HS: Quan sát hình 3.8

- Chất khoáng có nguồn gốc từ tôm, cua, cá, trứng, nghêu, sò, súp lơ, bí đỏ, cà rốt

- Giúp xương, cơ bắp, hệ thần kinh, hồng cầu phát triển tốt và hoàn chỉnh.

- Uống, ăn, tắm nước thấm qua da...

- Rất quan trọng, vì 75% cơ thể là nước, nếu thiếu nó ta sẽ chết

- Khi vận động cơ thể nóng lên, mồ hôi chảy ra để giúp cơ thể bớt nóng

- Có nhiều trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên chất

- Rau muống

4. Sinh tố (Vitamin)

a. Nguồn cung cấp: Vitamin có ở trong rau củ quả, gan, trứng, ánh nắng mặt trời

b. Chức năng

- Giúp hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, xương da… hoạt động bình thường.

- Tăng cường sức đề kháng.

- Giúp cơ thể phát triển tốt

5. Chất khoáng

a. Nguồn cung cấp

- Chất khoáng có nguồn gốc từ tôm, cua, cá, trứng, sò, súp lơ, bí đỏ, cà rốt

b. Chức năng

- Giúp xương, cơ bắp, hệ thần kinh, hồng cầu phát triển tốt và hoàn chỉnh.

6. Nước

- Là thành phần chủ yếu của cơ thể

- Là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi của cơ thể

- Điều hòa thân nhiệt

7. Chất x : Giúp ngăn ngừa táo bón, làm chất thải mềm

Hoạt động 2: Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn (15 phút)

GV nêu: Căn cứ vào đâu để phân nhóm thức ăn? Có mấy loại chính?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.9 SGK và nêu tên các nhóm thức ăn.

? Em hãy nêu ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn?

? Theo em cần phải làm gì để bữa ăn không nhàm chán?

? Theo em thì nên thay thế thức ăn như thế nào? Vì sao?

? Qua ví dụ SGK ta thấy việc thay đổi món ăn như thế nào? Đảm bảo được điều gì?

? Ở nhà, mẹ em thường thay đổi món ăn trong từng bữa như thế nào?

- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng phân chia thành 4 nhóm thức ăn

- HS quan sát và nêu tên 4 nhóm thức ăn: Nhóm giàu chất béo, nhóm giàu Vitamin, chất khoáng, nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất đạm

- Giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ thực phẩm cần thiết, thay đổi món ăn mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

- Cần phải thay đổi món ăn

- Nên thay thế thức ăn trong cùng 1 nhóm

- Qua ví dụ thấy thay đổi món ăn trong cùng 1 nhóm thức ăn, vẫn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng

- HS: Trả lời theo thực tế ở gia đình.

II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn

1. Phân nhóm thức ăn

a. Cơ sở khoa học: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng người ta chia thức ăn thành 4 nhóm:

- Nhóm giàu chất đạm.

- Nhóm giàu chất đường bột.

- Nhóm giàu chất béo.

- Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.

b. Ý nghĩa: Giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ thực phẩm cần thiết, thay đổi món ăn mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau

- Cần thường xuyên thay đổi món ăn trong cùng nhóm.

- Nên thay thế thức ăn trong cùng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không thay đổi.

4. Củng cố – đánh giá: (3 phút)

  • Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn?
  • GV hệ thống lại kiến thức đã học của tiết học, nhấn mạnh nội dung chính.

5. Nhận xét – Dặn dò: (2 phút)

  • Về nhà học bài, đọc trước phần III

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí (Tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
11 2.250
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm