Giáo án Công nghệ 6 bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (Tiết 2) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (Tiết 2) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.

2. Kĩ năng:  Tổ chức được bữa ăn ngon, bổ và không tốn kém hoặc lãng phí.

3. Thái độ:  Giáo dục HS tiết kiệm tránh lãng phí thực phẩm

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ.

2. Học sinh: Sách vở và đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

A. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu:

- Nhằm giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về vấn đề liên quan đến tổ chức bữa ăn, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong học sinh.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau:

  1. Bữa ăn hằng ngày ở gia đình em thường có những món nào?Có những loại chất dinh dưỡng nào? Em có thấy ngon miệng không?
  2. Nêu ví dụ về một bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích vì sao đó là bữa ăn hợp lí?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời: HS trả lời theo ý hiểu

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề: Việc tổ chức 1 bữa ăn hợp lý rất quan trọng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Nhưng tổ chức 1 bữa ăn hợp lý cần tuân theo những nguyên tắc nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về những nguyên tắc đó.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nhu cầu của các thành viên trong gia đình

1. Mục tiêu: Xác định được nhu cầu của các thành viên trong gia đình

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động chung cả lớp; Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV yêu cầu hs hoạt động nhóm trả lời câu hỏi vào phiếu học tập

1. Gia đình em gồm có mấy thành viên? Đó là những ai?

2. Em hãy cho biết nhu cầu dd của mỗi thành viên trong gia đình ntn? (giống hay khác nhau).

Hs tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân trả lời 2 câu hỏi trên

+ HS hoạt động nhóm.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. Trong một gia đình thường gồm nhiều thành viên khác nhau như người lớn, trẻ em, nam, nữ.

- Người lớn: người già, người đang làm việc, phụ nữ có thai.

- Trẻ em: Ở các độ tuổi khác nhau.

2. Nhu cầu khác nhau ở từng độ tuổi

- Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể.

- Người lớn đang làm việc, đặc biệt lao động chân tay, cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

- Phụ nữ có thai nên ăn những thực phẩm giàu chất đạm, chất canxi và chất sắt.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày trên phiếu học tập.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV chốt: Để định chuẩn cho việc chọn mua thực phẩm thích hợp cần tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người đòi hỏi về nhu cầu dinh dưỡng.

GV dẫn:  Em có nhận xét gì nếu cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau của từng thành viên trong gia đình trong bữa ăn?

GV: Để trả lời cho câu hỏi đó ta nghiên cứu mục

Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tài chính.

1. Mục tiêu: Biết được điều kiện tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn mua thực phẩm.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động chung cả lớp; Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ.

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:

1.Theo em điều kiện tài chính của các gia đình có giống nhau không?.

2. Điều kiện tài chính của gia đình có ảnh hưởng đến việc chọn mua thực phẩm không?.

3. Làm thế nào để có thể đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng của gia đình phù hợp với số tiền hiện có?

Hs thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân trả lời 3 câu hỏi trên.

+ HS hoạt động cặp đôi thống nhất ý kiến

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. Không giống nhau.

2. Ảnh hưởng trực tiếp, nếu có nhiều tiền sẽ mua được nhiều loại thực phẩm ngon, ít tiến sẽ không có điều kiện mua nhiều loại thực phẩm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

3. Cần cân nhắc kĩ càng khi đi chợ mua thực phẩm như:

+ Lựa chọn thực phẩm đáp ứng được về chất dinh dưỡng mà đa số thành viên trong gia đình cần.

+ Lựa chọn loại thực phẩm mới, tươi, ngon, phổ thông.

+ Lựa chọn loại thực phẩm không trùng về nhóm dinh dưỡng chính.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện cặp đôi trả lời

*Đánh giá kết quả

- Cặp đôi khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV bổ sung: Ngoài những thực phẩm phải dùng tiền để mua, một số vùng nông thôn, miền núi, hải đảo… có thể phối hợp các loại thực phẩm mà có nguồn từ các loại gia cầm, gia súc nuôi được; các loại rau, củ, quả trồng được…

GV nhấn mạnh. Nếu điều kiện tài chính cho phép thì có thể lựa chọn được các loại thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu bữa ăn, tuy nhiên để có một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, hợp lí không nhất thiết phải có nhiều tiền.

GV chốt kiến thức và ghi bảng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự cân bằng các chất dinh dưỡng.

1. Mục tiêu: Biết được sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp; Kĩ thuật đặt câu hỏi.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV yêu cầu hs hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:

1.Thế nào là cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?

2. Em hãy cho ví dụ một thực đơn về sự cân bằng chất dinh dưỡng?. Loại thực phẩm em chọn thuộc nhóm dinh dưỡng nào?.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân tái hiện kiến thức dinh dưỡng để trả lời

+ HS hoạt động nhóm.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. Phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh:

+ nhóm giàu chất đạm.

+ nhóm giàu chất đường, bột.

+ nhóm giàu chất béo

+ nhóm giàu khoáng chất và vitamin.

2. Nhiều tình huống thực tế Hs trình bày, sẽ có các loại thực phẩm trùng nhau về nhóm dinh dưỡng hoặc lặp lại bởi cách chế biến.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện cặp đôi trả lời

*Đánh giá kết quả

- Cặp đôi khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá điều chỉnh lại cho phù hợp.

Gv chốt kiến thức: - Thế nào là cân bằng dinh dưỡng? (không ăn dư chất này, thiếu chất kia) phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm thực phẩm. Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.

Hoạt động 4 : Tìm hiểu về sự thay đổi món ăn.

1. Mục tiêu: Biết được mục đích và cách thay đổi món ăn cho hợp lý.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động chung cả lớp; Kĩ thuật đặt câu hỏi

3. Sản phẩm: hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ.

GV cho HS đọc SGK mục 4 trả lời câu hỏi:

1. Tại sao phải thay đổi món ăn?

2. Làm thế nào để thay đổi được món ăn trong thực đơn bữa ăn.

- Hs lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. Thay đổi món ăn trong các bữa ăn để tránh nhàm chán hay thích ăn hơn, ăn ngon hơn, dễ ăn hơn…

2. Có nhiều hình thức thay đổi như:

+ Thay đổi loại thực phẩm để làm một món ăn.

+ Phối hợp các loại thực phẩm để làm một món ăn.

+ Thay đổi cách chế biến món ăn.

+ Đổi cách trình bày hình thức của món ăn.

+ Phối hợp các loại món ăn trong 1 thực đơn hợp lý.

*Báo cáo kết quả

- 2 -3 Hs trả lời miệng

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Gv bổ sung: Thay đổi món ăn trong thực đơn bữa ăn còn có tác dụng cân bằng các chất dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà một loại thực phẩm không đáp ứng được.

? Thay đổi phương pháp chế biến món ăn có tác dụng gì?

- Dự kiến câu trả lời: để có món ăn ngon miệng.

? Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn có tác dụng gì?

- Dự kiến câu trả lời: để bữa ăn thêm phần hấp dẫn

- Trong bữa ăn có nên thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn không ? ví dụ?

- Dự kiến câu trả lời:

- không

ví dụ: bữa ăn đã có món cá kho thì không cần phải có thêm món cá hấp.

GV chốt kiến thức: theo sgk

*Chuyển giao nhiệm vụ.

Gv: yêu cầu hs hđ cá nhân trả lời câu hỏi:

- Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: suy nghĩ và viết ra giấy.

- Dự kiến câu trả lời:

- HS 1: Viết ghi nhớ.

- Hs 2: Có 4 nguyên tắc để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình: kể tên......

- HS 3: Tại sao em và mọi người ngày nào cũng ăn cơm từ 2-3 bữa mà em không chán?...

*Báo cáo kết quả

- Đại diện 1 -2 em trả lời trong 1 phút

*Đánh giá kết quả

- HS giải đáp

- Giáo viên nhận xét, giải đáp thắc mắc của hs

GV: Để giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức sau đây chúng ta cùng làm 1 số bài tập luyện tập

III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.

1. Nhu cầu các thành viên trong gia đình:

- Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người có nhu cầu dd khác khau.

Ví dụ:

+ Trẻ đang lớn cần nhiều thực phẩm để phát triển cơ thể .

+ Người lao động chân tay cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng .

2. Điều kiện tài chính

- Cần cân nhắc kĩ càng khi đi chợ mua thực phẩm.

- Một bữa ăn ngon, đủ chất không nhất thiết phải đắt tiền.

3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng.

- Thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.

- Cần chọn đủ loại thực phẩm của 4 nhóm thức ăn.

4. Sự thay đổi món ăn.

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải

1. Kiến thức:

  • Hiểu được nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
  • Hiểu được cách thực hiện quy trình tổ chức bữa ăn.

2. Kĩ năng: Biết tổ chức một bữa ăn hợp lí trong gia đình

3. Thái độ: Giáo dục HS ăn uống điều độ có giờ giấc.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài tập thảo luận, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp học

Lớp 6A1………………………………………………............

Lớp 6A2 ………………………………………………………

Lớp 6A3……………………………………………….............

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

  • Thế nào là bữa ăn hợp lý? Phân chia số bữa ăn trong ngày như thế nào cho hợp lý?

3. Bài mới: (34 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Chúng ta đã học xong phần I Thế nào là bữa ăn hợp lý, phần II Phân chia số bữa ăn trong ngày. Hôm nay chúng ta tiếp tục học phần III: Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.

b. Các hoạt động dạy và học: (33 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình (28 phút)

? Em hãy cho ví dụ về một bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích tại sao? (Gv gợi ý để hs phân tích

? Vậy muốn tổ chức một bữa ăn hợp lí cho gia đình cần tuân theo nguyên tắc nào?

+ Nhu cầu các thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vào đâu?

? Em hãy nêu ví dụ cho từng đối tượng?

? Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng có cần phải nhiều tiền không?

? Thế nào là cân bằng chất dinh dưỡng?

? 4 nhóm thực phẩm đó là gì?

- Vậy sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện việc chọn mua thực phẩm phù hợp cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm, để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh cân bằng chất dinh dưỡng.

? Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để làm gì?

? Thay đổi phương pháp chế biến món ăn có tác dụng gì?

? Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn có tác dụng gì?

? Trong bữa ăn có nên thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn không? ví dụ?

- HS lấy ví dụ và phân tích

- Cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Nhu cầu các thành viên trong gia đình

- Điều kiện tài chánh:

- Sự cân bằng chất dinh dưỡng

- Thay đổi món ăn:

- Tuỳ thuộc vào tuổi, giới tính, thể trạng, công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

+Trẻ đang lớn cần nhiều thực phẩm để phát triển cơ thể.

+Người lao động chân tay cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

- HS lấy ví dụ

- Không

- Phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm thực phẩm.

- Chất đạm, chất béo, đường bột, VTM và chất khoáng.

- HS: Chú ý lắng nghe

- Để tránh nhàm chán.

- Để có món ăn ngon miệng.

- Để bữa ăn thêm phần hấp dẫn

- Không

Ví dụ: bữa ăn đã có món cá kho thì không cần phải có thêm món cá hấp.

III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.

1. Nhu cầu các thành viên trong gia đình

- Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng, công việc mà mỗi người có những nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Từ đó định chuẩn cho việc chọn mua thực phẩm thích hợp.

2. Điều kiện tài chính

- Cân nhắc số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm

3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng

Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng 4 nhóm thức ăn.

4. Thay đổi món ăn:

- Để tránh nhàm chán, để có món ăn ngon miệng, hấp dẫn. Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn.

Hoạt động 2: Tổng kết bài (5 phút)

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK

- đọc phần ghi nhớ trang 107/sgk

4. Củng cố – đánh giá: (4 phút)

  • Em hãy nêu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình?
  • Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?
  • Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?

5. Nhận xét – Dặn dò: (1 phút)

  • Về nhà học bài. Chuẩn bị trước bài 22.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (Tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
1 1.875
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm