Giáo án Công nghệ 6 bài 26: Chi tiêu trong gia đình (Tiết 2) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 26: Chi tiêu trong gia đình (Tiết 2) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết sự khác nhau về mức tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam

2. Kĩ năng: Làm được các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.

3. Thái độ: Có ý thức chi tiêu tiết kiệm trong gia đình

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học học, bảng phụ.

Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập như hướng dẫn ở tiết trước.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Nhằm giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về vấn đề liên quan đến tổ chức bữa ăn, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong học sinh.

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau:

Trong gia đình em có các khoản thu nhập nào? Đã chi tiêu các khoản gì hàng tháng?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS thảo luận.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời: HS trả lời theo ý hiểu

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề: Vậy để kiểm tra xem phần trả lời các câu hỏi trên của các bạn đã đúng và đầy đủ hay chưa chúng ta hãy cùng cô tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1. Tìm hiểu chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam.

1. Mục tiêu: Biết được chi tiêu trong gia đình ở các khu vực

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Chi tiêu trong gia đình là gì?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh TL- Giáo viên QS

- Dự kiến sản phẩm…Các chi phí trong gia đình của các vùng miền

*Báo cáo kết quả nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả nhóm báo cáo

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên nhận xét đánh giá

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu:

? Hãy nhắc lại các hình thức thu nhập của các hộ thành phố và nông thôn?

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 bạn trong thời gian 3 phút đánh dấu (X) vào các cột ở bảng sau đây cho thích hợp và rút ra kết luận về sự khác nhau giữa chi tiêu chủ yếu của các loại hộ gia đình.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện rút ra kết luận về sự khác nhau giữa chi tiêu chủ yếu của các loại hộ gia đình.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh TL

- Giáo viên QS

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên nhận xét đánh giá chốt ghi bảng

III. Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam.

- Gia đình nông thôn sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng.

- Gia đình thành thị thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả.

Hộ gia đình

Nhu cầu

Nông thôn

Thành phố

Tự cấp

Mua hoặc chi trả

Tự cấp

Mua hoặc chi trả

Ăn uống

x

x

May mặc

x

x

Ở nhà, điện, nước...

x

x

x

Đi lại

x

x

Bảo vệ sức khoẻ

x

x

Học tập

x

x

Nghỉ ngơi, giải trí

x

x

Hoạt động 2 . Tìm hiểu cân đối thu chi trong gia đình.

1. Mục tiêu: Biết được cách cân đối chi tiêu trong gia đình ở các khu vực

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Chi tiêu trong gia đình là gì?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh TL- Giáo viên QS

- Dự kiến sản phẩm…Các chi phí trong gia đình của các vùng miền

*Báo cáo kết quả nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả nhóm báo cáo

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên nhận xét đánh giá

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu: - Yêu cầu HS đọc mục II - SGK - liên hệ thực tế.

- Em hiểu thế nào là cân đối thu chi trong gia đình?

- Muốn cân đối thu chi tốt theo em cần phải làm gì?

- Dựa vào mục 1.. đọc 4 ví dụ SGK. Em cho biết chi tiêu ở 4 gia đình đã hợp lý chưa? như thế nào gọi là chi tiêu hợp lý?

- HS cá nhân liên hệ chi tiêu của gia đình để trả lời.

- GV bổ sung và kết luận

- Nếu chi tiêu không hợp lý, thiếu phần tích lũy thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Liên hệ ở gia đình em?

- Dựa vào mục 2 SGK. Nêu các biện pháp cân đối thu chi?

- Thế nào là chi tiêu theo kế hoạch?

- Gv chiếu hình 4.3 quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp: Rất cần- Cần (hàng đắt cũng phải mua)- Chưa cần? (hàng rẻ cũng không mua) - gợi ý để HS thảo luận: - Mua hàng khi nào – Mua hàng loại nào – Mua hàng ở đâu?). Có những biện pháp chi tiêu nào để đảm bảo cân đối thu chi ở gia đình?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh TL

- Giáo viên QS

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên nhận xét đánh giá chốt ghi bảng

- Gia đình nông thôn sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng.

IV. Cân đối thu chi trong gia đình.

1. Chi tiêu hợp lý.

a) Ở thành thị

b) Ở nông thôn

- Thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của gia đình theo khả năng thu nhập

- Có phần tích lũy

2. Biện pháp cân đối thu chi.

a) Chi tiêu theo kế hoạch.

- Xác định trước định nhu cầu chi tiêu và cân đối với khả năng thu nhập.

b)Tích lũy (tiết kiệm)

- Tích lũy nhờ tiết kiệm chi tiêu hàng ngày

- Tích lũy giúp chúng ta có một khoản chi cho những việc đột xuất, mua sắm thêm các đồ dùng khác hoặc để phát triển kinh tế gia đình

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết được khái niệm và các khoản chi tiêu trong gia đình.
  • Biết được mức chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam.

2. Kĩ năng:

  • Lập được kế hoạch chi tiêu cho bản thân.

3. Thái độ:

  • Quan tâm tới việc tiết kiệm chi tiêu cho bản thân và gia đình.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

  • Tham gia sản xuất góp phần tăng thu nhập cho gia đình, giữ gìn môi trường sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Giáo án, tài liệu tham khảo.

2. Chuẩn bị của học sinh:

  • Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Chi tiêu trong gia đình là gì?
  • Em hãy kể tên các khoản chi tiêu của gia đình?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

- Giữa các gia đình trong xã hội có thu nhập khác nhau nên các khoản chi tiêu trong gia đình cũng khác nhau. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu trong phần bài học hôm nay.

b. Các hoạt động dạy và học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG GHI BẢNG

Hoạt động 1: Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam

- Nhắc lại hình thức thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố và nông thôn?

GV dẫn dắt: sự khác nhau về hình thức thu nhập đó sẽ có ảnh hưởng đến chi tiêu của gia đình.

- Vậy theo em mức chi tiêu của gia đình thành phố có gì khác so với mức chi tiêu của gia đình nông thôn?

- GV: đánh dấu x vào các cột ở bảng 5 (trang 129 SGK)

- Nhìn vào bảng chi tiêu của các loại hộ gia đình em có nhận xét gì về hình thức chi tiêu của các loại hộ gia đình nông thôn, thành thị?

- HS nhắc lại kiến thức đã học

- HS phân tích và trả lời

- Hs nhận xét

III. CHI TIÊU CỦA CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

+ Gia đình nông thôn: Sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng.

+ Gia đình thành thị: thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cân đối thu chi trong gia đình

GV: cân đối thu chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu để có thể dành một phần tích lũy cho gia đình.

+ Gọi HS đọc 4 ví dụ trong SGK.

- Em hãy cho biết chi tiêu như các hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp lý chưa? Như thế nào gọi là chi tiêu hợp lý?

- Nếu chi tiêu không hợp lý thiếu phần tích lũy thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ với thực tế chi tiêu ở gia đình em?

Cho HS quan sát hình 4.3 tr.132 SGK.

- Em quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp: rất cần, cần, chưa cần?

- Theo em phải làm như thế nào để mỗi gia đình có phần tích luỹ?

- Bản thân em đã làm gì để góp phần tiết kiệm chi tiêu cho gia đình?

- Vậy để cân đối được thu chi trong gia đình chúng ta phải làm gì?

- HS: dành cho những nhu cầu đột xuất: ốm đau, thăm viếng, cưới hỏi….

- HS đọc

- HS trả lời theo nhận thức của bản thân.

- HS liên hệ

- HS quan sát và trả lời theo nhóm.

- Vận dụng những kiến thức vừa học để trình bày

IV. CÂN ĐỐI THU CHI TRONG GIA ĐÌNH

1- Chi tiêu hợp lý.

+ Thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình

+ có phần tích luỹ

2- Biện pháp cân đối thu chi

a. Chi tiêu theo kế hoạch.

chi tiêu theo kế hoạch là lập phương án chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu chi tiêu.

b. Tích luỹ

Để có tích luỹ thường có 2 hình thức:

+ tiết kiệm chi tiêu

+ tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

4. Củng cố – đánh giá:

  • Hãy kể tên các khoản chi tiêu trong gia đình mà em biết
  • Hàng ngày em đã chi cho những điều gì? Tự nhận xét xem như vậy có hợp lí chưa?

5. Nhận xét – Dặn dò:

  • Về nhà học bài. Chuẩn bị ôn tập kiểm tra học kì II

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 26: Chi tiêu trong gia đình (Tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
6 1.445
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm