Giáo án Công nghệ 8 bài 2: Hình chiếu theo CV 5512

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 8 bài 2: Hình chiếu được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là hình chiếu

- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật

2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích, tưởng tượng khoa học.

3. Thái độ: Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.

4. Năng lực, phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

4.2. Phẩm chất:

- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

Tích hợp theo đặc trưng bộ môn, bài dạy: Tích hợp môn hình học không gian

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to H2.4 SGK

- Vật thể mẫu (khung máy biến áp 1 pha nhỏ)

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, Tìm hiểu một số hiện tượng liên quan tới bài học trong thực tế.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện, Kĩ thuật dạy học

A. HĐ khởi động

- n/c tình huống. và hđ nhóm

- Đặt câu hỏi học tập hợp tác

B. HHHT kiến thức

- hđ nhóm nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp.

- Đặt câu hỏi học tập hợp tác, sơ đồ tư duy

C. HĐ luyện tập

hđ nhóm, hđ cá nhân, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp, đặt câu hỏi học tập hợp tác

D. HĐ vận dụng

nêu vấn đề và gqvđ

câu hỏi, hợp tác

E. HĐ tìm tòi, mr

nêu vấn đề và gqvđ, đặt câu hỏi, hợp tác

2. Tổ chức các hoạt động dạy học

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

1. Mục tiêu: huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn

3. Sản phẩm: Phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh trả lời câu hỏi:

+ Trong cuộc sống, người kĩ sư thể hiện được các đối tượng kĩ thuật lên trên bản vẽ bằng cách nào?

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

- Học sinh trả lời kết quả làm việc của mình.

- GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Khái niệm về hình

chiếu.

1. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là hình chiếu ….

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ GV - GV nêu hiện tượng tự nhiên ánh sáng chiếu lên đồ vật lên mặt đất, mặt tường tạo thành bóng các đồ vật, bóng các đồ vật gọi là hình chiếu của vật thể.

- GV cho HS quan sát h2.1 sgk/8 hoặc thực nghiệm theo nhóm bằng cách dùng đèn pin chiếu vật mẫu đã chuẩn bị lên mặt tường, sau đó di chuyển vị trí của đèn pin để HS thấy được sự liên hệ giữa các tia sáng và bóng của mẫu vật.

- Hs nêu các hiện tượng tự nhiên tương tự. Hoặc tái hiện các hiện tương tự nhiên trong thực tế, cho biết thế nào là hình chiếu?

- GV định hướng, gợi ý để HS hình thành khái niệm

I. Khái niệm về hình chiếu: (7 phút)

* Khái niệm hình chiếu: Hình chiếu là hình ảnh hứng (nhận) được trên mặt phẳng chứa hình chiếu đó.

Hoạt động 3: Các hình chiếu vuông góc

1. Mục tiêu:

- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ KT

- Vẽ được hình chiếu của các vật thể đơn giản.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:

- GV cho HS quan sát tranh vẽ các mặt phẳng chiếu và mô hình ba mặt phẳng chiếu, nêu rõ vị trí của các mặt phẳng chiếu, tên gọi của chúng và tên gọi các hình chiếu tương ứng.

- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS hoạt động nhóm sử dụng KT khăn trải bàn trả lời.

- Ba mặt phẳng đứng, bằng, cạnh có mối quan hệ gì với nhau?

- Các mặt phẳng chiếu có vị trí như thế nào so với vật thể?

- Các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào với người quan sát?

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV cho hs quan sát H2.4 SGK/9 hoạt động cặp đôi 3 phút trả lời.

- Các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào?

- Đại diện cặp đôi trả lời, bạn khác nhận xét, bổ sung. Tổng hợp ý kiến đưa ra kết luận.

- GV nói rõ vì sao phải mở các mặt phẳng chiểu

(vì hình chiếu phải được vẽ trên cùng 1 bản vẽ)

III. Các hình chiếu vuông góc: (15 phút)

1. Các mặt phẳng hình chiếu:

- Ba mặt phẳng chiếu vuông góc với nhau.

- Hs có thể trả lời:

+ Mặt phẳng chiếu bằng nằm dưới VT,

+ Mặt phẳng chiếu đứng ở sau VT.

+ Mặt phẳng chiếu cạnh nằm bên phải vật thể.

2. Các hình chiếu:

+ Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.

+ Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.

+ Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

Hoạt động 4: Vị trí các hình chiếu

1. Mục tiêu:

- Nhận biết được các vị trí hình chiếu của vật thể trên bản vẽ KT

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động

- GV chiếu hình 2.5 SGK/10 yêu cầu HS quan sát hoạt động nhóm 4 người với thời gian 5 phút cho biết

- Vị trí của mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh sau khi mở?

- Vì sao phải sùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể? Nếu dùng 1 hình chiếu có được không?

- Cho biết vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?

- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- GV hướng dẫn Hs tự ra kết luận qua quan sát hình vẽ và mô hình.

IV. Vị trí các hình chiếu: (8 phút)

+ HCB ở dưới HCĐ

+ HCC ở bên phải HCĐ.

- Mỗi hình chiếu là hình 2 chiều. Vì vậy phải dùng nhiều hình chiếu để diễn tả hình dạng của vật thể.

C. Hoạt động luyện tập: (5 phút)

Mục tiêu: cho hs vận dụng kt vào làm bài tập

Phương thức thực hiện: hđ cặp đôi

Sản phẩm hoạt động:

Phương án kiểm tra, đánh giá: đánh giá chéo các cặp đôi

Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1, 2, 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Hoàn thiện bài tập SGK/11

- Hãy nối nội dung ở cột 1 với cột 2 sao cho phù hợp

Cột 1

Cột nối

Cột 2

Hình chiếu đứng

Thuộc mặt phẳng hình chiếu bằng

Hình chiếu bằng

Thuộc mặt phẳng hình chiếu cạnh

Hình chiếu cạnh

Thược mặt phẳng hình chiếu đứng

D. Hoạt động vận dụng:

Mục tiêu: cho hs vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế.

Phương thức thực hiện: hđ cá nhân.

Sản phẩm hoạt động:

Phương án kiểm tra, đánh giá: đánh giá chéo các hs

Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập )

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình về ý nghĩa của hình chiếu.

Giáo án Công nghệ 8 

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu.

2. Kĩ năng: Nhận biết hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Các ví dụ về hình chiếu, các hình vẽ 2.1-2.5.

2. HS: Bút chì, giấy A4, tẩy.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1 phút).

8A1:……………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

  • Tại sao nói bản vẽ kĩ thuật là 1 ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật?
  • Bản vẽ có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?

3. Đặt vấn đề: (1 phút) - Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu trên bản vẽ như thế nào? Để biết được điều đó chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu (10 phút)

- HS lắng nghe và hình dung các hiện tượng đó

- Ánh sáng chiếu đồ vật lên mặt đất sẽ tạo thành bóng của đồ vật.

- Phải có tia chiếu, vật thể được chiếu và mp chiếu.

- Mỗi điểm của vật thể có một tia chiếu đi qua, giao điểm của tia chiếu với mặt phẳng là HC của điểm đó.

- Muốn vẽ HC của vật thể, ta vẽ HC của các điểm thuộc vật thể đó.

- HS ghi bài vào vở.

- GV đưa ra 1 số ví dụ rồi từ hiện tượng ánh sáng chiếu lên đồ vật tạo nên bóng trên mặt đất, tường …hình thành được khái niệm hình chiếu

Giáo án Công nghệ 8 bài 2: Hình chiếu

- Cho HS quan sát H2.1 và cho biết hình vẽ diễn tả nội dung gì?

- Bóng của đồ vật nhận được trên mặt đất gọi là hình chiếu của vật đó.

- Để có 1 hình chiếu phải có những yếu tố nào?

- GV hướng dẫn hs vẽ HC của một điểm: Để vẽ hình chiếu một điểm của vật thể phải làm như thế nào?

- Nêu cách vẽ hình chiếu của vật thể?

- GV làm thực nghiệm: dùng đèn pin chiếu bình hoa lên mặt tường để HS thấy được sự liên hệ giữa tia sáng và bóng của vật.

- Con người đã mô phỏng hiện tượng tự nhiên này để diễn tả hình dạng của vật thể bằng các phép chiếu.

- Rút ra KL về hình chiếu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép chiếu (10 phút)

- HS quan sát hình vẽ

- Các tia chiếu không giống nhau

- Xuất phát từ 1 điểm, song song, vuông góc với mặt phẳng chiếu.

- HS lắng nghe. HS rút ra kết luận và ghi bài.

- Cho HS quan sát H2.2 yêu cầu:

Giáo án Công nghệ 8 bài 2: Hình chiếu

+ Có nhận xét gì về các tia chiếu?

+ Các tia chiếu khác nhau như thế nào?

- GV nêu thêm các VD qua hiện tượng tự nhiên:

+ Ứng dụng ở rạp chiếu

+ Tia chiếu của ngọn đèn.

+ Các tia chiếu của ngọn đèn pha (có chảo hình parabol) song song với nhau

+ Tia sáng của mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất lúc 12h.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc (10 phút)

- HS tự quan sát.

- Dựa vào SGK và mô hình trả lời.

- Có 3 hình chiếu tương ứng với 3 mp chiếu: HC đứng, HC bằng, HC cạnh.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Có 6 mặt.

+ Có 3 đôi mặt giống nhau.

+ Mỗi lần chiếu được 1 mặt của khối.

+ Cần 3 lần chiếu được 3 mặt chiếu.

- 3 HC suy từ 3 mp chiếu.

- Từ trước tới.

- Từ trên xuống.

- Từ trái sang.

- HS theo dõi

- HS quan sát trả lời.

- Vì dùng 1 hình chiếu không thể hiện đủ hình dạng của vật thể.

- GV cho hs quan sát tranh vẽ các mặt phẳng chiếu và mô hình 3 mặt phẳng chiếu.

Giáo án Công nghệ 8 bài 2: Hình chiếu

- Hãy cho biết có các mặt phẳng chiếu nào và vị trí của các mặt phẳng đó như thế nào?

- Chúng ta có 3 mặt phẳng chiếu và mỗi mặt phẳng chiếu nhận được một hình chiếu tương ứng vậy có mấy hình chiếu? Đó là những hình chiếu nào?

- GV cho hs quan sát khối chữ nhật:

+ Khối hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt?

+ So sánh các mặt của khối, nhận xét.

+ Mỗi lần chiếu được bao nhiêu mặt của khối?

+ Phải cần mấy lần chiếu mới thể hiện được hết các mặt của khối?

+ Như vậy sẽ nhận được mấy hình chiếu?

- Để có hình chiếu đứng ta nhìn từ hướng nào để đến mp chiếu đứng?

- Để có hình chiếu bằng ta nhìn từ hướng nào để đến mp chiếu bằng?

- Để có hình chiếu cạnh ta nhìn từ hướng nào để đến mp chiếu cạnh?

+ GV lấy ví dụ 3 mặt phẳng chiếu đó là bảng, mặt đất, tường để dễ hiểu hơn và HS nhớ được 3 mặt phẳng chiếu.

+ Vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu?

- Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể? Dùng 1 hình chiếu được không?

- GV kết luận và giải thích tại sao dùng 3 hình chiếu mà không phải là 1 hình?

Hoạt động 4: Tìm hiểu vị trí các hình chiếu trên bản vẽ (7 phút)

- HS chú ý quan sát.

Giáo án Công nghệ 8 bài 2: Hình chiếu

- HS chỉ vị trí 3 hình chiếu.

- HS tự ghi bài và vẽ H2.5.

- Cho HS quan sát mô hình 3 mặt phẳng chiếu.

- GV hướng dẫn cách đưa các HC này về cùng một mặt phẳng để trình bày trên bản vẽ.

- GV mở các mặt phẳng chiếu ra để có vị trí các hình chiếu như H2.5.

- Vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?

→ Trên BVKT, các HC của một vật thể được vẽ trên cùng một mp của bản vẽ. Đồng thời các HC phải được đặt sao cho các phần tương ứng cùng nằm trên các đường gióng thẳng đứng.

Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn về nhà (1 phút)

- Học sinh trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe dặn dò

- Đọc trước bài 3.

- Thế nào là hình chiếu?

- Có những loại hình chiếu nào? Nêu vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật?

- HS trả lời câu hỏi trong SGK.

- Học ghi nhớ SGK

- Đọc trước bài 3.

5. Ghi bảng:

I. Khái niệm về hình chiếu:

  • Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

II. Các phép chiếu:

  • Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát từ một điểm
  • Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau.
  • Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mp chiếu.

III. Các hình chiếu vuông góc:

1. Các mặt phẳng chiếu:

  • Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng
  • Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng
  • Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh

2. Các hình chiếu:

  • Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới
  • Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.
  • Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái qua

IV. Vị trí các hình chiếu:

  • HC bằng ở dưới hình chiếu đứng.
  • HC cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

* Lưu ý:

  • Cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét liền đậm.
  • Cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét đứt.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 2: Hình chiếu theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
6 3.117
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 8

    Xem thêm