Giáo án Công nghệ 8 bài 30: Biến đổi chuyển động theo CV 5512

VnDoc xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 8 bài 30: Biến đổi chuyển động được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.

- Có hứng thú, ham tìm tòi kiến thức.

2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

3- Về phẩm chất: - Nghiêm túc, cẩn thận, ham học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1- Giáo viên:  Đồ dùng: cơ cấu tay quay, bánh răng, thanh răng vít, đai ốc.

2- Học sinh:  Sưu tầm các cơ cấu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’

Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề liên quan đến bài học.

Nội dung: Hs làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.

Sản phẩm: Các nhóm kể được các vai trò của điện năng thông qua việc quan sát video:

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Kiểm tra: Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động? Nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, ứng dụng của truyền chuyển động ma sát.

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu? Tại sao máy và các thiết bị cần phải truyền CĐ.

? Trình bày hiểu biết của em về bộ truyền động ma sát - truyền động đai. So với truyền động ma sát, truyền động ăn khớp có ưu điểm gì.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh TL,TL

- Giáo viên Q/S

- Dự kiến sản phẩm :Từ 1 dạng CĐ ban đầu, muốn biến thành các dạng CĐ khác cần phải có cơ cấu biến đổi CĐ. Đây là khâu nối động giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

Từ 1 dạng CĐ ban đầu, muốn biến thành các dạng CĐ khác cần phải có cơ cấu biến đổi CĐ. Đây là khâu nối động giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV – HS

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động:

Mục tiêu: Hiểu được tại sao cần biến đổi chuyển động

Nội dung: - Hoạt động nhóm, cá nhân

Sản phẩm: - Phiếu học tập của nhóm

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Cho HS quan sát H30.1 SGK và đọc các thông tin, trả lời câu hỏi?

- Tại sao kim máy khâu chuyển động tịnh tiến được?

- Hãy mô tả chuyển động thanh truyền, bàn đạp, bánh đai ?

- Cơ cấu biến đổi chuyển động là gì?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát tranh và xem SGK, trả lời bằng cách điền từ vào chỗ trống SGK.

I - Tại sao cần biến đổi chuyển động

a) Khái niệm:

- Cơ cấu biến đổi chuyển động có nhiệm vụ biến đổi 1 dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác, cung cấp cấp cho các bộ phận của máy và thiết bị.

b) Phân loại:

- Biến đổi c/động tịnh tiến.

- Biến đổi c/động lắc và ngược lại.

Hoạt động 2:Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động : 15’

  1. Mục tiêu: Một số cơ cấu biến đổi CĐ.
  2. Nội dung: Hoạt động cá nhân
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân
  4. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

1- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến:

+ Yêu cầu HS quan sát H30.2 trả lời:

- Mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay, con trượt.

- Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 chuyển động như thế nào?

- Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động?

- Nêu các ví dụ thực tế ứng dụng của cơ cấu này?

+ GV giới thiệu thêm cơ cấu khác: thanh răng, vít đai ốc.

2- Cơ cấu tay quay, thanh lắc?

- Yêu cầu HS quan sát H30.4, nêu cấu tạo?

- GV nêu hoạt động, dùng tranh mô tả.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK?

- Yêu cầu HS cho ví dụ ứng dụng cơ cấu này trong thực tế.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát tranh H30.2, tranh vẽ, nêu cấu tạo ?

- Hoạt động: đọc thông tin SGK.

- HS nêu ứng dụng.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi GV đặt ra.

- Có thể biến chuyển động lắc của thanh lắc thành chuyển động quay được.

- Máy dệt, đồng hồ ...

II- Một số cơ cấu biến đổi chuyển động :

1- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay, con trượt).

a) Cấu tạo: Hình H30.2

- Tay quay 1

- Con trượt 3

- Thanh truyền 2

- Giá đỡ 4

b) Hoạt động: SGK.

c) Ứng dụng: Máy khâu, máy cưa, máy hơi nước.

- Ngoài cơ cấu trên: còn có cơ cấu bánh răng, thanh răng vít, đai ốc.

2- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay- thanh lắc)

a) Cấu tạo: Hình H30.4

- Tay quay 1

- Thanh lắc 3

- Thanh truyền 2

- Giá đỡ 4

b) Nguyên tắc: SGK

- Tay quay 1 quay quanh trục A thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lại quanh trục D giá đỡ 4.

c) Ứng dụng: Máy dệt máy khâu,…

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 5’

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.

Nội dung: HS làm bài tập mà Gv giao cho (HĐ cá nhân).

Sản phẩm: Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv : yêu cầu HS làm bài tập sau:

Câu 1: Nêu cấu tạo, nguyên lí của cơ cấu tay quay – con trượt?

Câu 2: Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh suy nghĩ tl, cá nhân b/c nhóm trưởng, NT điều hành thảo luận nhóm

- Giáo viên quan sát, hướng dẫn h/s

- Dự kiến sản phẩm…sgk

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 5’

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi.

Nội dung: Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho (HĐ cặp đôi).

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu ? Nêu điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt, bánh răng- thanh răng.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh suy nghĩ tl cá nhân b/c nhóm trưởng, NT điều hành thảo luận nhóm

- Giáo viên q/s hd

Giáo án Công nghệ 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng của bộ biến đổi chuyển động.

2. Kĩ năng: Ứng dụng của các bộ biến đổi chuyển động trong cuộc sống.

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn và hứng thú trong học tập.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Mô hình bộ biến đổi chuyển động.

2. HS: Chuẩn bị trước bài học ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:…………………………………………………………….

8A2:…………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (10’)

  • Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của bộ truyền động ma sát?
  • Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp?

3. Đặt vấn đề:

  • Cho HS tìm hiểu hình ảnh máy may và cho biết khi bàn đạp hoạt động thì kim chuyển động thế nào?

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Nguyên nhân biến đổi chuyển động: (10’)

- Tìm hiểu tài liệu.

- Chuyển động bập bênh.

- Tịnh tiến.

- Để từ một dạng chuyển động ban đầu có thể biến thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định.

- Cho HS đọc sách và trả lời câu hỏi:

+ Chuyển động ban đầu là chuyển động gì?

+ Chuyển động cuối cùng?

- Cho HS nêu lên tại sao cần biến đổi chuyển động?

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động: (20’)

- Nêu cấu tạo bộ biến đổi chuyển động

- Gồm tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ, khớp giữa con trượt và giá đỡ là khớp tịnh tiến (khớp quay).

- Tịnh tiến

- Có thể biến đổi từ tịnh tiến sang chuyển động quay.

- Dùng trong cơ cấu máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ...

- HS tiến hành ghi bài vào vở.

- Nêu cấu tạo bộ biến đổi chuyển động

- Tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ.

- Chuyển động lắc.

- Có thể biến đổi được.

- Dùng trong máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy...

- HS tiến hành ghi bài vào vở.

- HS tìm hiểu hình ảnh và trả lời câu hỏi về cơ cấu tay quay- con trượt:

+ Nêu cấu tạo của cơ cấu?

+ Khi tay quay chuyển động thì con trượt chuyển động thế nào?

+ Chúng ta có thể biến chuyển động ngược lại hay không?

- Ứng dụng của cơ cấu này?

- GV chốt lại nội dung của cơ cấu biến đổi chuyển động cho hs ghi bài.

- HS tìm hiểu hình ảnh và trả lời câu hỏi về cơ cấu tay quay- thanh lắc:

+ Nêu cấu tạo của cơ cấu?

+ Khi tay quay chuyển động thì thanh lắc chuyển động thế nào?

+ Chúng ta có thể biến chuyển động ngược lại hay không?

- Ứng dụng của cơ cấu này?

- GV chốt lại nội dung của cơ cấu biến đổi chuyển động cho hs ghi bài.

Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (4’)

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS đọc ghi nhớ SGK?

- HS chú ý lắng nghe.

- Cho HS trả lời câu hỏi của SGK?

- Cho HS đọc ghi nhớ SGK?

- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong SGK?

- Học bài, học ghi nhớ SGK.

- Chuẩn bị bài mới bài 31 SGK

5. Ghi bảng:

I. Tại sao cần biến đổi chuyển động:

  • Để từ một dạng chuyển động ban đầu có thể biến thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định.

II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động:

1. Biến chuyển động quay thành tịnh tiến.

a. Cấu tạo:

  • Gồm tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ, khớp giữa con trượt và giá đỡ là khớp tịnh tiến (khớp quay)

b. Nguyên lý làm việc:

  • Khi tay quay quay thì đầu B của thanh truyền làm con trượt chuyển động tịnh tiến.

c. Ứng dụng:

  • Dùng trong cơ cấu máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ...

2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc:

a. Cấu tạo:

  • Tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ.

b. Nguyên lý làm việc:

  • Tay quay quay quanh trục A, thanh truyền làm thanh lắc lắc quanh trục D

c. Ứng dụng:

  • Dùng trong máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy...

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 30: Biến đổi chuyển động theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
2 2.477
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 8

    Xem thêm