Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Trọn bộ Học kì 2)

Giáo án lớp 1 học kì 2

Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Trọn bộ Học kì 2) là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Giáo án môn Đạo đức lớp 1 theo chương trình mới

Bài 9: TÔI THẬT THÀ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức – Kĩ năng:

- Nêu được một số biểu hiện của tính thật thà

- Nêu được lí do vì sao phải thật thà

- Thể hiện được thái độ và việc làm thật thà như: nói lời chân thật, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất,...

- Thể hiện được thái độ đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà, không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà.

2. Năng lực: Nêu được một số biểu hiện của tính thật thà và sự cần thiết phải thật thà.

3. Phẩm chất: HS học được tính trung thực, thật thà

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa,......

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

1. Khởi động – Tạo cảm xúc

*. Khởi động:

- HS hát bài: Bà còng đi chợ

+ Khi đi chợ, bà Còng đã làm rơi cái gì?

+ Bạn Tôm, bạn Tép đã làm gì để giúp bà Còng?

+ Theo em, hai bạn Tôm và Tép cảm thấy như thế nào sau khi trả lại ví tiền cho bà Còng?

- Cho HS nhận xét

- GV hướng dẫn, nhận xét, bổ sung

- GV chốt lại: Như vậy, qua bài hát chúng ta thấy bạn Tôm, bạn Tép đã trả lại tiền cho bà Còng khi thấy bà làm rơi. Các bạn ấy rất đáng khen!

- Cho HS quan sát bức tranh trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Bin đang làm gì? Ở đâu?

+ Chuyện gì đã xảy ra với cái lọ hoa?

+ Mẹ sẽ hỏi Bin điều gì?

+ Theo em, Bin sẽ nói gì với mẹ?

+ Nếu là Bin, em sẽ cảm thấy như thế nò sau khi nói như vậy?

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thảo luận tốt.

- HS nhìn vào tranh và tập kể lại câu chuyện của Bin trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS kể chuyện tốt.

- GV chốt lại: Qua câu chuyện của bạn Bin, em rút ra bài học gì?

2. Kiến tạo tri thức mới:

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Lời nói, việc làm của bạn trong tranh là thật thà hay không thật thà?

- GV mời các nhóm báo cáo kết quả

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, chốt lại.

3. Củng cố, dặn dò:

Hoạt động của học sinh

- HS hát và trả lời các câu hỏi

+ Khi đi chợ, bà Còng làm rơi ví tiền

+ Bạn Tôm, bạn Tép đã nhạt ví trả lại cho bà Còng.

+ HS trả lời theo ý hiểu

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Bin chơi đá bóng, ở phòng khách

+ Quả bóng bay trúng làm vỡ lọ hoa

+ Ai làm vỡ lọ hoa của mẹ?

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình:

Bin nhận lỗi và cảm thấy vui vẻ, Bin nói dối và cảm thấy lo lắng,...

- Các nhóm nhận xét

- HS lắng nghe

- HS nhìn tranh kể lại câu chuyện

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Không lên nói dối, cần phải nói thật, cần phải thật thà.

- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. ( Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh)

+ Tranh 1,3: Việc làm thể hiện chưa thật thà

+ Tranh 2,4: Việc làm thể hiện tính thật thà

- Các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn

- HS lắng nghe

Bài 9: TÔI THẬT THÀ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức – Kĩ năng:

- HS Nêu được một số biểu hiện của tính thật thà

- Nêu được lí do vì sao phải thật thà

- Thể hiện được thái độ và việc làm thật thà như: nói lời chân thật, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất,...

- Thể hiện được thái độ đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà, không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà.

2. Năng lực: Nêu được một số biểu hiện của tính thật thà và sự cần thiết phải thật thà.

3. Phẩm chất: HS học được tính trung thực, thật thà

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa,......

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

1. Luyện tập:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

+ Các nhân vật trong tranh nói gì và làm gì?

+ Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào của các bạn trong tranh? Vì sao?

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Cho các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV cho HS hoạt động theo cặp, chia sẻ với bạn về những việc mình đã làm được thể hiện tính thật thà.

- Cho 1 vài cặp chia sẻ trước lớp

- HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương những bạn, nhóm đã làm những việc thể hiện tính thật thà.

2. Vận dụng:

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, mỗi nhóm mô tả nội dung một tranh và sắm vai xử lí tình huống, GV đưa ra các câu hỏi gợi ý:

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

+ Chuyện gì đã xảy ra?

+ Nếu là em, em sẽ làm gì?

- Cho các nhóm góp ý, bổ sung

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm sắm vai xử lí tình huống tốt.

3. Củng cố, dặn dò:

- Cho HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu những việc làm thể hiện tính thật thà?

+ Nói thật/ nói dối và việc làm chân thật/ gian dối sẽ đem lại lợi ích/ tác hại gì?

+ Em cần làm thế nào để luôn thể hiện sự thật thà vói mọi người?

- Cho cả lớp đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK

- GV chốt lại: Như vậy tính thật thà là rất cần thiết đối với mọi người- thật thà là nét đẹp cần được phát huy. Khi có tính thật thà thì bản thân sẽ luôn luôn vui vẻ và được mọi người xung quanh tin cậy, yêu quý.

- Yêu cầu HS về nhà mỗi bạn chuẩn bị 1 chiếc hộp ( chai nước, hộp sữa, hộp bánh cắt ra). Khi làm được 1 việc thể hiện tính thật thà thì các bạn sẽ thả một viên sỏi vào trong hộp đó. Cả lớp sẽ thi đua cuối năm tổng kết xem bạn nào có nhiều viên sỏi thể hiện tính thật thà nhất.

- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

Hoạt động của học sinh

- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi:

+ Tranh 1: Na đi siêu thị cùng mẹ. Bạn nhặt được 1 chiếc ví và bạnđã gửi nó cho bác bảo vệ. ( Đồng tình vì Na không tham của rơi)

+ Tranh 2: Tin đi học muộn vì ngủ dậy muộn nhưng lại nói vói cô giáo là bị tắc đường. ( Không đồng tình vì Tin đã không nói thật).

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS hoạt động theo cặp, chia sẻ

-1,2 cặp chia sẻ trướp lớp

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS làm việc nhóm đôi, trả lời các câu hỏi gợi ý của GV và sắm vai xử lí tình huống.

- Các nhóm nhận xét,bổ sung

- HS lắng nghe

- HS trả lời câu hỏi theo ý hiểu.

- Cả lớp đọc

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

Bài 10: SINH HOẠT NỀN NẾP (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. KTKN

- HS nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt nền nếp

- Nêu được lý do vì sao phải sinh hoạt nền nếp

- Thực hiện được 1 số việc làm sinh hoạt nền nếp như: gọn gàng, nhắn nắp, sinh hoạt đúng giờ…

2. Năng lực

- Năng lực phát triển bản thân qua việc thể hiện thái độ đồng tình/không đồng tình với những biểu hiện của sinh hoạt nền nếp/không nền nếp; sắp sếp được trình tự các hoạt động trong 1 ngày, thực hiện dược các hoạt động theo lịch trình đã đề ra

3. Phẩm chất

- GDHS phẩm chất trách nhiệm trong sinh hoạt cuộc sống như gọn gàng, ngăn nắp học tập, sinh hoạt đúng giờ…

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng thời gian biểu, bài hát “Giờ nào việc nấy”…

- HS: SGK, VBT, giấy màu…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động- tạo cảm xúc

Hoạt động 1: Nghe và cùng hát bài “Giờ nào việc nấy”

*Mục tiêu: HS xác định được chủ đề bài đang học: Chúng ta cần sinh hoạt nền nếp

- GV cho cả lớp nghe và cùng hát bài “Giờ nào việc nấy”, nhạc và lời Quỳnh Hơp, Nguyễn Viêm

Nếu HS không biết hát bài này, GV có thể bật bài khác cho HS nghe để HS hiểu nội dung bài hát

- GV hỏi HS:

+ Nêu cảm nhận của em về bài hát?

+ Bài hát khuyên chúng ta điều gì?

- Gọi HS lên chia sẻ

- GV nhận xét, kết luận: Bài hát khuyên chúng ta giờ học phải siêng năng, giờ ăn đến thì phải rửa tay, vui chơi phải học điều hay, giờ nào việc nấy. ta thời chớ quên

2. Kiến tạo tri thức mới

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự nền nếp trong sinh hoạt hàng ngày

*Mục tiêu: HS nêu được những việc làm thể hiện sự nền nếp và vì sao chúng ta cần thực hiện sinh hoạt nền nếp trong cuộc sống hàng ngày

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, cùng quan sát tranh và thảo luận để trả lời câu hỏi

+ Nêu lời nói, việc làm, của các bạn trong tranh?

+ Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong tranh?

+ Việc làm của các bạn trong tranh có lợi ích/tác hại gì?

- GV quan sát các nhóm, thảo luận, giúp đỡ kịp thời(nếu cần)

- Gọi HS lên chia sẻ

- GV lắng nghe, gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung(nếu có)

- Gv kết luận: Chúng ta không nên sinh hoạt thiếu nền nếp vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, học tập, thời gian của chúng ta. Đồng thời còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh

- GV gọi HS trả lời câu hỏi: Theo em, các bạn trong tranh 1,2,3,4 nên làm gì?

- GV gọi nhiều HS trả lời theo suy nghĩ của các em

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm sử dụng bộ tranh sinh hoạt nền nếp,thảo luận và nêu những việc làm thể hiện sinh hoạt nền nếp

- GV tổng kết hoạt động

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học

- Dăn HS chuẩn bị tiết học sau

- HS nghe và hát theo nhạc

- HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ trả lời câu hỏi

- HS chia sẻ, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh, trả lời câu hỏi

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung(nếu có)

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS trả lời theo ý hiểu của mình

- HS thảo luận, nêu những việc làm thể hiện sinh hoạt nền nếp

+ Đặt đồng hồ đúng giờ, đi học đúng giờ

+ Sắp xếp quần áo gọn gàng, sạch sẽ

+ Giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập. sách vở

+ Trang phục gọn gàng, phù hợp

- HS lắng nghe, ghi nhớ

Bài 10: SINH HOẠT NỀN NẾP (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. KTKN

- HS nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt nền nếp

- Nêu được lý do vì sao phải sinh hoạt nền nếp

- Thực hiện được 1 số việc làm sinh hoạt nền nếp như: gọn gàng, nhắn nắp, sinh hoạt đúng giờ…

2. Năng lực

- Năng lực phát triển bản thân qua việc thể hiện thái độ đồng tình/không đồng tình với những biểu hiện của sinh hoạt nền nếp/không nền nếp; sắp sếp được trình tự các hoạt động trong 1 ngày, thực hiện dược các hoạt động theo lịch trình đã đề ra

3. Phẩm chất

- GDHS phẩm chất trách nhiệm trong sinh hoạt cuộc sống như gọn gàng, ngăn nắp học tập, sinh hoạt đúng giờ…

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng thời gian biểu, bài hát “Giờ nào việc nấy”…

- HS: SGK, VBT, giấy màu…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Luyn tp

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến về sinh hoạt nền nếp

*Mục tiêu: HS nhận xét được về hành vi, việc làm thể hiện sự thiếu nền nếp trong sinh hoạt và đưa ra lời khuyên phù hợp

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh và nhận xét về hành vi, việc làm của các bạn trong tranh theo gợi ý

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn?

+ Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động

4. Vận dụng

Hoạt động 4: Xử lí tình huống về sinh hoạt nền nếp

*Mục tiêu: HS xử lí được tình huống liên quan dến việc thực hiện sinh hoạt nền nếp

- GV chia lớp thành nhóm 4-6 HS

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK Đạo Đức 1 trang 51, mời 1 số HS mô tổ tình huống

- Gọi HS lên sắm vai để xử lí các tình huống, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét và kết luận: Sau khi đọc sách xong, Tin cần cất sách về đúng vị trí

Hoạt động 5: Làm nhãn dán quy định vị trí của đồ dùng

*Mục tiêu: HS làm được nhãn dán quy định vị trí của đồ dùng và thực hiện sắp xếp đồ dùng theo đúng vị trí đã dán nhãn

- GV Cho HS lấy giấy màu và hướng dẫn HS tự làm nhãn dán theo gợi ý

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

- GV yêu cầu HS về nhà dán nhãn lên tủ đồ dùng cá nhân và sắp xếp đồ dùng theo đúng vị trí nhãn dán quy định

3. Củng cố, dặn dò

- GV nêu lại nội dung của bài

- Dặn dò HS, chuẩn bị tiết học sau

- HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi

- HS lên chia sẻ về mỗi tranh, HS khác góp ý, bổ sung(nếu có)

+ Tranh 1: Bin nên gấp chăn, quần áo, cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng trước khi đi học

+ Tranh 2: Tin nên đi ngủ đúng giờ

+ Tranh 3: Na nên đi tập văn nghệ đúng giờ thay vì ngồi đọc truyện

- HS chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV

- HS quan sát tranh, mô tả lại tình huống

- HS thực hành sắm vai để xử lí các tình huống

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS lấy giấy màu, thực hành làm nhãn dán

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS lắng nghe, ghi nhớ

Tài liệu rất dài. Các bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và ấn vào chữ "Tải về" để tải trọn bộ giáo án cả học kì 2 từ bài 9 đến bài 16.

Ngoài Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Trọn bộ Học kì 2) trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.

Đánh giá bài viết
1 600
Sắp xếp theo

    Giáo án Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

    Xem thêm