Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 4: Nhớ ơn tổ tiên - Tiết 2

Giáo án môn Đạo đức lớp 5

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 4: Nhớ ơn tổ tiên - Tiết 2 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Đạo đức 5 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 3: Có chí thì nên - Tiết 1

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 3: Có chí thì nên - Tiết 2

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 4: Nhớ ơn tổ tiên - Tiết 1

I. Mục tiêu cần đạt:

Học xong bài này, HS biết:

  • Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình , dòng họ.
  • Thể hiện lòng biết ở tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
  • Biết ơn tổ tiên; tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

  • Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
  • Vấn đáp
  • Thuyết trình

III. Phương tiện dạy – học:

1/- GV: Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện…nói về lòng biết ơn tổ tiên.

2/- HS: - Dụng cụ học tập.

IV. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ bài học trước.

- Nhận xét

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng.

b) Các hoạt động

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (bài tập 4-SGK)

-Mời đại diện các nhóm lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

-Cho các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau:

+Em nghĩ gì khi xem, đọc, nghe các thông tin trên?

+Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hàng năm thể hiện điều gì?

-Mời đại diện các nhóm trình bày.

-GV kết luận về ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương.

* Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (BT 2-SGK)

-GV mời một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình

-GV chúc mừng các học sinh đó và hỏi thêm:

+Em có tự hào về truyền thống đó không?

+Em cầ làm gì để xứng đáng với các

truyền thống tốt đẹp đó?

-GV kết luận:

* Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ,…về chủ đề Biết ơn tổ tiên (BT 3-SGK)

-GV cho HS trao đổi nhóm 4 về

nội dung HS đã sưu tầm.

-Mời đại diện các nhóm trình bày.

-Cả lớp trao đổi, nhận xét.

-GV khen các nhóm đã chuẩn bị tốt

phần sưu tầm.

-GV mời 1-2 HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.

4. Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét

- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học

- Nhận xét tiết học

- Báo cáo sĩ số

- Hát vui.

- 2 HS nêu ghi nhớ đã học tiết trước.

- Vài HS nhận xét.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe.

- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

-Đại diện các nhóm lần lượt lên giới thiệu.

-HS thảo luận nhóm 4

-HS nêu ý kiến

-Thể hiện nhân dân ta luôn hướng về cội nguồn, luôn nhớ ơn tổ tiên.

-Đại diện các nhòm trình bày

- HS nối tiếp lên giới thiệu

- HS phát biểu ý kiến

- Đại diện HS trình bày.

- HS cùng trao đổi nhận xét

- HS đọc ghi nhớ.

- Nêu nội dung bài học

- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

Đánh giá bài viết
4 5.198
Sắp xếp theo

    Giáo án Đạo Đức 5

    Xem thêm