Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lí 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ theo Công văn 5512

Địa lí 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ

VnDoc giới thiệu Giáo án Địa lí 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ. Đây là giáo án mới nhất, được biên soạn theo Công văn 5512. Mời các thầy cô tham khảo, vận dụng để xây dựng cho mình giáo án phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bài được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ.

- Phân tích đặc điểm ba khu vực của địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu ở Bắc Mĩ.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ Thế giới về vị trí địa lí của khu vực Bắc Mĩ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế của Bắc Mĩ.

+ Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Đông - Tây của Bắc Mĩ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ tự nhiên và lược đồ khí hậu Bắc Mĩ.

- Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang qua Hoa Kì theo vĩ tuyến 400B.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Hs trả lời được các câu hỏi của giáo viên,

+ Hoa Kì, Mê-hi-cô, Ca-na-đa

+ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương

+ Dãy Cooc-đi-e và Dãy An-đet

+ Eo đất Trung Mỹ

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Quan sát lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ và trả lời nhanh:

- Bắc Mỹ có các quốc gia nào?

- Bắc Mĩ nằm giữa 2 đại dương nào

- Tên dãy núi phía Tây là gì?

- Tên eo đất phía nam là gì?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bươc 4: Gv dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các khu vực địa hình (20 phút)

a) Mục đích:

- Trình bài được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ.

- Phân tích đặc điểm ba khu vực của địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.

b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 113, 114 kết hợp quan sát hình 36.2 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính:

Vị trí địa lí: Từ vòng cực bắc đến vĩ tuyến 150B.

1. Các khu vực địa hình :

Địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến .

a. Phía Tây là hệ thống Coócđie.

- Cao, đồ sộ, hiểm trở, dài 9000km, cao trung bình 3000 - 4000m .

- Các dãy núi chạy song song theo hướng Bắc – Nam, xen các cao nguyên, sơn nguyên.

- Nhiều khoáng sản đồng, vàng, quặng đa kim…

- Là hàng rào khí hậu, ngăn cản gió Tây và ảnh hưởng biển vào lục địa.

b. Ở giữa là đồng bằng trung tâm rộng lớn.

- Tựa lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam.

- Cao ở phía Bắc và Tây bắc ,thấp dần về phía Nam và Đông Nam.

- Nhiều sông, Hồ Lớn, hệ thống sông Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi.

c. Phía đông: Miền núi già Apalát và sơn nguyên.

- Dãy Apalát chạy theo hưóng Đông Bắc - Tây Nam, có nhiều than và sắt.

- Phần Bắc Apalát thấp 400-500m

- Phần Nam Apalát cao 1000-1500m.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

Hệ thống Coócđie

Đồng bằng trung tâm

Miền núi già Apalát và sơn nguyên.

Vị trí

1

7

4

Đặc điểm

5,6,8

2,9.12

3,10,11

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Học sinh quan sát lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ + thông tin SGK

? Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Bắc Mĩ, bao gồm những quốc gia nào? (Hs lên bảng xác định)

Quan sát lát cắt + Lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ.

? Xác định các khu vực địa hình ở Bắc Mĩ?

- Hs nghiên cứu SGK. Gv tổ chức cho học sinh thành các nhóm, chuẩn bị trước phiếu học tập cho học sinh. Chọn ý đúng cho mỗi khu vực địa hình.

1. Phía tây 7. Ở giữa

2. Hướng TB – ĐN và B – N 8. Hướng B - N

3. Có nhiều than, sắt 9. Nhiều sông dài và hồ lớn

4. Phía Đông 10. Hướng ĐB - TN

5. Nhiều vàng và đồng 11. Chủ yếu là núi thấp

6. Cao, đồ sộ, hiểm trở 12. Hình lòng máng

Hệ thống Coócđie

Đồng bằng trung tâm

Miền núi già Apalát và sơn nguyên.

Vị trí

Đặc điểm

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân hóa khí hậu (15 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu ở Bắc Mĩ.

b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 114, 115 kết hợp quan sát hình 36.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Còn tiếp...

Mời các bạn tải về để xem toàn bộ Giáo án Địa lí 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 368
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm