Giáo án Địa lý 10 bài 11: Khí quyển - Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 11: Khí quyển - Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình mặt Trái đất (tiếp)

Giáo án Địa lý 10 bài 10: Thực hành về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

Giáo án Địa lý 10 bài 12: Sự phân bố khí áp - Một số loại gió chính

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức.

  • Hiểu rõ cấu tạo của khí quyển. Các khối khí và tính chất của chúng. Các frông, sự di chuyển của các frông và tác động của chúng.
  • Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất do Mặt Trời cung cấp.
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí.

2. Kĩ năng.

Nhận biết nội dung kiến thức qua: hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • PP: Đàm thoại gợi mở nêu vấn đề, thảo luận nhóm
  • PT: Các bản đồ: Nhiệt độ, khí áp và gió, khí hậu thế giới, tự nhiên thế giới.

III. Tiến trình bài giảng.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra vở thực hành.

3. Dạy bài mới.

Mở bài: Ở lớp 6 các em đã được học qua về các tầng khí quyển. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về một số đặc điểm của các tầng, đặc biệt là tầng đối lưu và tầng bình lưu, các tầng này sẽ ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu cũng như đời sống của chúng ta như thế nào?

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: Cặp đôi.

GV nêu khái niệm của và vai trò của khí quyển.

B1: GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS hoàn thành nội dung của phiếu

B2: GV sử dụng hình 11.1 phóng to và gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung góp ý.

B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Lập bảng tóm tắt về cấu trúc của khí quyển theo mẫu:

Các tầng

Vị trí

Đặc điểm

Vai trò

- Vai trò của hơi nước và tầng ô zôn trong khí quyển.

HĐ2: Cá nhân.

B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:

- Nêu tên và xác định vị trí các khối khí.

- Nhận xét và giải thích đặc điểm các khối khí.

- Frông là gì? Tên và vị trí của các frông.

- Tác động của frông khi đi qua một khu vực.

B2: HS suy nghĩ và trả lời.

B3: GV chuẩn kiến thức.

HĐ3: Cá nhân.

B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi:

- Bức xạ Mặt Trời tới mặt đất được phân bố như thế nào?

- Nhiệt độ cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu do đâu mà có?

B2: Hs dựa vào SGK để trả lời câu hỏi

B3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

HĐ4: Cá nhân.

B1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 11.1, bảng thống kê trang 41 SGK, bản đồ nhiệt độ, khí áp và gió thế giới, hãy nhận xét và giải thích:

- Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và sự thay đổi nhiệt độ trong năm theo vĩ độ. Giải thích sự thay đổi đó?

- Nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52oB.

- Phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi của sườn núi và góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.

B2: HS quan sát bảng để rút ra nhận xét và giải thích.

B3: GV bổ sung và kết luận.

I. Khí quyển.

+ Gồm các chất khí như nitơ 78%, ôxi 21% khí khác 3% và hơi nước, bụi, tro.

1. Cấu trúc của khí quyển.

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất.

- Gồm 5 tầng với đặc điểm khác nhau về giới hạn, độ dày, khối lượng không khí, thành phần.

(Đặc điểm các tầng ở bảng phụ lục)

2. Các khối khí.

- Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: khối khí địa cầu, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

- Đặc điểm: khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển, bị biến tính.

3. Frông.

- Là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc, tính chất khác nhau.

- Một nữa cầu có hai frông cơ bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP). Dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai nữa cầu.

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

1. Bức xạ nhiệt độ và không khí.

+ Bức xạ Mặt Trời.

- Là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất

- Được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần, còn lại phản hồi lại không gian.

- Nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nhiệt độ của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng cung cấp.

- Cường độ bức xạ MT phụ thuộc vào góc chiếu của bức xạ MT.

2. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

a) Phân bố theo vĩ độ địa lí.

Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực (từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao).

b) Phân bố theo lục địa và đại dương.

- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

- Nguyên nhân: do sự hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.

c) Phân bố theo địa hình.

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.

- Nhiệt độ của không khí cũng thay đổi khi có sự tác động của các nhân tố: dòng biển nóng, dòng biển lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.

4. Củng cố:

  • Nêu những đặc điểm, vai trò khác nhau của các tầng khí quyển.
  • Phân tích sự khác nhau về nguồn gốc, tính chất của các khối khí, frông.

5. Hoạt động nối tiếp.

HS làm câu 3 trang 43 SGK.

Phụ lục: Thông tin phản hồi bảng kiến thức.

Các tầng khí quyển

Vị trí, độ dày

Đặc điểm

Vai trò

Tầng đối lưu

Ở xđ: 0-16m

Ở cực: 0-8m

- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Nhiệt độ giảm theo độ cao (đỉnh tầng nhiệt độ là - 80oC.

- Chứa 80% không khí và hơn ¾ lượng hơi nước.

- Hơi nước giữ 60% và CO2 giữu 18% nhiệt độ bề mặt Trái Đất toả vào không khí.

- Bụi, muối, khí.

- Điều hoà nhiệt độ của Trái Đất, có thể duy trì sự sống.

- Là hạt nhân ngưng kết gây ra mây, mưa…

Tầng giữa

Nhiệt độ giảm theo độ cao

Tầng ion

Không khí hết sức loãng, chứa nhiều ion mang điện tích âm hoặc dương

Phản hồi sóng vô tuyến từ mặt đất truyền lên.

Tầng ngoài

Từ độ cao khoảng 800m trở lên

- Không khí rất loãng: khoảng cách các phần tử khí tới 600 km.

- Thành phần chủ yếu là hêli và hiđrô

Đánh giá bài viết
10 6.229
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 10

    Xem thêm