Giáo án Địa lý 10 bài 23: Cơ cấu dân số

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 23: Cơ cấu dân số giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Giáo án Địa lý 10 bài: Ôn tập chương 4

Giáo án Địa lý 10 bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

Giáo án Địa lý 10 bài 24: Phân bố dân cư - Các loại hình quần cư và đô thị hóa

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức

  • Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo tuổi và giới; cơ cấu dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hóa.
  • Nhận biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Kĩ năng

  • Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện.
  • Nhận xét, phân tích bảng số kiệu về cơ cấu dân số theo tuổi, theo trình độ văn hóa; nhận xét và phân tích tháp tuổi; nhận xét và vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực.

3. Thái độ

HS nhận thức được dân số nước ta trẻ, nhu cầu về giáo dục và việc làm ngày càng lớn. Ý thức được vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục, lao động và việc làm.

II. Thiết bị dạy học

  • Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới
  • Hình 23.1, 23.2 SGK

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Trình bày quy mô dân số và tình hình phát triển dân số thế giới.

3. Dạy bài mới

Mở bài: Sự phân chia toàn bộ dân số thành các bộ phận khác nhau theo một tiêu chí tạo nên cơ cấu dân số. Có những kiểu cơ cấu dân số nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: nhóm

+ GV chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1, 2: tìm hiểu cơ cấu dân số theo giới và theo độ tuổi với yêu cầu:

* Khái niệm về cơ cấu dân số theo giới và tuổi

* So sánh tỉ lệ các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số trẻ và dân số già.

* Những khó khăn của cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.

- Nhóm 3, 4: tìm hiểu về tháp tuổi, yêu cầu:

* Mô tả các kiểu tháp tuổi cơ bản.

* Nêu đặc trưng cơ bản của dân số qua từng kiểu tháp tuổi.

+ HS: đại diện nhóm trả lời

+ GV: chuẩn kiến thức

HĐ2: cả lớp

+ GV: yêu cầu HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:

- Cơ cấu dân số theo lao động cho ta biết điều gì?

- Phân biết sự khác nhau giữa nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế

+ HS: trả lời

+ GV: chuẩn kiến thức

HĐ3: cá nhân

+ GV: yêu cầu HS dựa vào SGK, hình 23.2:

- Cho biết dân số hoạt động theo khu vực kinh tế được chia làm mấy khu vực? Đó là những khu vực nào?

- Dựa vào hình 23.2: so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của 3 nước.

+ HS:trả lời

+ GV: chuẩn kiến thức

HĐ4: cặp đôi

+ GV: y/c HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:

- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá cho biết điều gì?

- Người ta thường dựa vào tiêu chí nào để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá?

- Dựa vào bảng 23, nêu nhận xét về tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học của các nhóm nước trên thế giới. Liên hệ Việt Nam.

+ HS: trình bày kết quả

+ GV: chuẩn kiến thức

I. Cơ cấu sinh học.

1. Cơ cấu dân số theo giới.

- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giớ nam so với giới nữ hoặc với tổng số dân. Đơn vị %

- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian và có sự khác nhau giữa các nước, các khu vực.

Nước phát triển: nam < nữ

Nước đang phát triển: nam > nữ

2. Cơ cấu dân số theo tuổi.

-Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Cơ cấu dân số theo tuổi được chia thành 3 nhóm tuổi chính:

+ Dưới tuổi LĐ: < 15tuổi

+ Trong độ tuổi LĐ: 15-59 (có thể 64)

+ Quá tuổi LĐ: > 60 (có thể > 65 tuổi)

- Sự phân chia cơ cấu dân số già hay trẻ tùy thuộc vào tỉ lệ của từng nhóm tuổi trong cơ cấu dân số. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển có cơ cấu dân số già.

- Tháp dân số là biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới.

- Có 3 kiểu tháp DS:

+ Kiểu mở rộng

+ Kiểu thu hẹp

+ Kiểu ổn định

II. Cơ cấu Xã hội

1. Cơ cấu Ds theo lao động

a. Nguồn lao động

- Nguồn lao động gồm những người từ 15 tuổi trở lên có khả năng tham gia lao động

- Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm:

+ DS hoạt động KT

+ DS không hoạt động KT

b. Cơ cấu Ds theo khu vực KT

- Ds hoạt động theo khu vực KT được chia thành 3 khu vực:

+ KV I (N-L-N)

+ KV II (CN-XD)

+ KV III (DV)

- DS hoạt động theo khu vực KT có sự khác nhau giữa các nước:

+ Nước đang phát triển: KV I cao nhất

+ Nước phát triên: KV III cao nhất

2. Cơ cấu DS theo trình độ văn hoá

- Căn cứ:

+ Tỉ lệ người biết chữ (15 tuổi trở lên)

+ Số năm đến trường (25 tuổi trở lên)

- Các nước p[hats triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học cao nhất, thấp nhất là các nước kém phát triển

4. Đánh giá

Hướng dẫn HS làm BT 3 SGK

5. Hoạt động nối tiếp.

Làm BT trang 92 SGK. Đọc bài mới

Đánh giá bài viết
4 5.561
Sắp xếp theo

Giáo án Địa lý lớp 10

Xem thêm